[6+] Nguyên nhân Bé bị chàm sữa | Cách chữa hiệu quả từ thiên nhiên

Bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa. Để có thể phòng ngừa và điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh, các mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua những thông tin quan trọng.

Bé bị chàm sữa
Cảnh giác khi bé bị chàm sữa

Nội Dung Chính

Do đâu bé bị chàm sữa

Do làn da thiếu độ ẩm:

Đây được xem là nguyên chính của hiện tượng này. Vì vậy, với những khu vực có kiểu thời tiết lạnh và khô thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ.

Do chế độ ăn uống:

Một vài nhóm thực phẩm có thể là tác nhân chính khiến trẻ bị chàm sữa. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ món ăn nào không nhé. Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao ở trẻ được điểm tên là thịt bò, trứng, sữa, hải sản… Cha mẹ có thể thực hiện việc quan sát bé khi cho bé dùng những thực phẩm trên.

Nếu thấy có hiện tượng dị ứng, cha mẹ nên ngừng ngay việc cho con dùng những thực phẩm này trong vòng hai tháng. Sau đó, cho bé ăn lại từ từ bằng những hàm lượng nhỏ cho từng món thực phẩm. Trong lần trở lại này, cha mẹ vẫn nên tiến hành quan sát những biểu hiện, trạng thái cơ thể của trẻ sau khi ăn. Nếu vẫn còn xảy ra phản ứng, cha mẹ nên cho con đi thăm khám để có được sự tư vấn chính xác từ bác sĩ.

Do đâu bé bị chàm sữa
Nguyên nhân do đâu Bé bị chàm sữa

Do yếu tố di truyền:

Yếu tố gia đình có người tiền sử dị ứng cũng được xem xét đến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa sẽ rất cao.

Do môi trường sống xung quanh:

Những trẻ có làn da nhạy cảm rất dễ phản ứng với tác nhân đến từ môi trường như bụi bẩn, lông động vật, nhà cửa thiếu sạch sẽ,… Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn màn, không cho bé tiếp xúc với lông động vật dễ gây dị ứng.

nha thuoc kim thuy tu van

Dấu hiệu bé bị chàm sữa

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

  • Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy.
  • Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô và căng.
  • Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
  • Bé có thể gặp thêm các triệu trứng dị ứng của bệnh hen suyễn hay viêm mũi.
  • Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.
  • Nhiều trẻ bứt rứt gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.
  • Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.

Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Những giai đoạn phát triển của bệnh bé bị chàm sữa

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia phân chia chàm sữa thành 5 giai đoạn chính, từ giai đoạn tấy đỏ tới giai đoạn bong tróc da với các mức độ biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ

– Giai đoạn này có biểu hiện là vùng da thương tổn xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa.

– Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

– Trên làn da đỏ, mụn nước xuất hiện, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh.

– Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước

– Trong trường hợp bệnh nhân gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ.

– Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm là rất cao.

Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn

Các mụn nước vỡ bết tại vùng chàm của bé đọng lại thành mảng sừng cứng trên da bé

– Khi mụn nước vỡ da sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.

– Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng 1-3 ngày

Lưu ý: giai đoạn này rất nguy hiểm các mẹ cần được chỉ dẫn sử dụng sản phẩm đặc trị tránh da trẻ căng và nứt khiến viễm nhiễm và làm bé đau rá

Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da

– Khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

– Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.

Tuy nhiên, trên thực tế điều trị chàm sữa được ghi nhận qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy
  • Giai đoạn 2: Thường xuất hiện mụn nước kèm rỉ nước.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm hóa, da khô, bong tróc.

nha thuoc kim thuy tu van

Cách chữa bệnh bé bị chàm sữa bằng dầu dừa

Để tiêu diệt chàm sữa ở trẻ bằng dầu dừa, các mẹ cần phải thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn sử dụng, có như vậy, mới đạt hiệu quả như ý.

Cách chữa bé bị chàm sữa bằng dầu dừa
Điều trị bé bị chàm sữa bằng dầu dừa

Thông thường để trị chàm sữa bằng dầu dừa, các mẹ có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

Cách 1:

  • Sau khi trẻ tắm xong, các mẹ hãy đổ ½ thìa dầu dừa vào lòng bàn tay và thoa lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
  • Đợi khoảng 15 phút, dầu dừa khô bớt thì lấy giấy thấm phần dầu dừa còn thừa trên da rồi mặc quần áo cho trẻ.
  • Thực hiện khi trẻ tắm xong là tốt nhất vì lúc này da còn ẩm và dễ hấp thụ chất ẩm nhiều nhất đồng thời lại giúp dưỡng da và ngăn ngừa sự mất nước ở da hiệu quả.
  • Mẹ có thể làm tương tự vào buổi tối trước khi cho trẻ đi ngủ liên tục trong 2-3 tuần, đảm bảo sẽ đẩy lùi được chàm sữa.

* Cách 2

  • Dùng 150g dầu dừa kết hợp cùng bột yến mạch để tắm cho trẻ hàng ngày.
  • Chất dưỡng ẩm có trong dầu dừa và khả năng làm dịu mát, giảm ngứa của yến mạch sẽ giúp kiểm soát được bệnh chàm sữa.

Nếu mẹ thử cách trên mà không hiệu quả, hãy Liên Hệ với chúng tôi

nha thuoc kim thuy tu van

Những lưu ý khi trị chàm sữa bằng dầu dừa

– Không tự làm dầu dừa để trị chàm sữa cho trẻ vì có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh, gây kích ứng da ở trẻ.

– Chỉ sử dụng dầu dừa trị chàm sữa cho trẻ của đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

– Không lạm dụng dầu dừa quá nhiều vì có thể gây tác dụng ngược cho da trẻ như bít lỗ chân lông, làm chát bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông gây mụn, viêm da ở trẻ.

– Đảm bảo vùng da bị chàm và cả cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Cách chữa bệnh bé bị chàm sữa bằng lá trầu không

Lá trầu không nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp chữa chàm sữa cho bé, giảm các triệu chứng ngứa, sát khuẩn và giúp phục hồi làn da bị tổn thương, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho bé.

Khi bé bị chàm sữa, bố mẹ có thể sử dụng lá trầu không để chữa cho bé bằng những phương pháp sau đây:

Cách 1: Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không

  • Vệ sinh da sạch sẽ cho bé
  • Lấy một nắm lá trầu không ra vò nát để lấy tinh dầu
  • Chà nhẹ nhàng nắm lá trầu không vừa bị vò nát lên vùng da bị chàm sữa trong 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào tròn da rồi lai nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm

Bố mẹ nên thực hiện cách này hàng ngày. nếu kiên trì trong một thời gian sẽ thấy các mẩn ngứa giảm dần.

Bố mẹ nên sử dụng lá trầu tươi để sử dụng, trong lá trầu tươi chứa nhiều tinh dầu giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

cach chua be bi cham sua bang la trau khong
Lá trầu không hiệu quả trong việc điều trị chàm sữa

Cách 2: Dùng bã lá trầu không để chữa chàm sữa

Bố mẹ cũng có thể đắp lá trầu không lên da bé hàng ngày để chữa chàm sữa cho bé.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng một ít muối để tăng khả năng diệt khuẩn.
  • Lấy bã lá trầu không vừa giã vắt lấy phần nước cốt.
  • Dùng bong thấm nước cốt lá trầu không thoa lên vùng da bị chàm cho bé.
  • Đê như vậy qua đêm rồi vệ sinh da cho bé vào sáng hôm sau

Nên áp dụng cách này vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, sau khoảng 3 – 5 lần là thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Sử dụng lá trầu tươi để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách 3: Tắm bằng nước lá trầu không

Khi bị bệnh, da của bé rất nhạy cảm nên dễ bị tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Sử dụng lá trầu không để tắm cho bé có tác dụng làm sạch da và chữa bệnh chàm sữa hiệu quả.

Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Lấy khoảng 2 -3 lá trầu không cho vào nước, đun sôi khoảng 15 -20 phút
  • Lấy dung dịch trên pha loãng vào nước, sử dụng để tắm cho bé, không nên dùng nước quá nóng
  • Khi tắm mẹ có thể dùng bã trầu chà xát lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả

Với cách này, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên đun nước lá trầu quá đặc và không nên cho muối vào.
  • Không nên tắm cho bé khi nước quá nóng dễ gây bỏng rát và sưng tấy.

Nếu mẹ thử cách trên mà không hiệu quả, hãy Liên Hệ với chúng tôi

nha thuoc kim thuy tu van

Cách phòng tránh bé bị chàm sữa như thế nào?

Khi bé bị chàm sữa, mẹ cần chăm sóc da bé cẩn thận vì chàm sữa gây khó chịu, có thể khiến bé quấy khóc, biếng ăn. Những lưu ý nhỏ dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc da cho bé.

Vệ sinh và tắm rửa

Mẹ cần cắt móng tay cho bé thường xuyên, tránh để bé cào xước da. Tránh sử dụng nước tắm quá nóng hay tắm quá lâu, hạn chế dùng các sản phẩm sữa tắm chứa xà phòng. Sau khi tắm, nên thoa cho bé một lớp kem dưỡng ẩm thích hợp.

Đảm bảo không gian xung quanh bé sạch, thoáng

Cha mẹ có thể làm ẩm phòng của bé với máy phun sương, quét dọn phòng thường xuyên để tránh bụi và vụn vải… Trẻ cũng cần được hạn chế tiếp xúc với động vật vì lông động vật là tác nhân gây hại với chàm sữa.

cach cham soc be bi cham sua
Bé bị chàm sữa và các cách chăm sóc

Về quần áo

Quần áo bằng chất liệu cotton, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé có thể khiến bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, cha mẹ cần sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải.

Về thực phẩm

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó, mẹ nên duy trì cho bé bú càng lâu càng tốt. Từ 6 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với đồ ăn dặm, lưu ý các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Khi cho bé ăn dặm với một món mới, chỉ nên cho ăn một bữa để theo dõi bé phải ứng với món mới đó như thế nào, có bị dị ứng hay không.

Khi trẻ còn bú, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng, hạn chế ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.

Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook Nhà Thuốc Kim Thủy tư vấn cách điều trị tốt nhất.

nha thuoc kim thuy tu van

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300 

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm

Bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm vi khuẩn Bệnh chàm nước Bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm sinh dục Bệnh chàm đồng tiền Bệnh chàm khô tróc vảy Bệnh Chàm Đầu Chi
Bệnh chàm cơ địa Bệnh chàm khô ở tay Bệnh chàm bìu Bệnh chàm bội nhiễm
Bà bầu bị chàm khô Bệnh viêm da chàm hóa Bệnh chàm dị ứng Bệnh chàm khô ở mặt
5/5 - (1 bình chọn)
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *