Bệnh chàm vi khuẩn là căn bệnh xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm vào vết thương. Bệnh gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến biến chứng. Vậy đâu là các dấu hiệu của bệnh và phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính
Bệnh chàm vi khuẩn là bệnh gì?
Bệnh chàm vi khuẩn là một loại bệnh viêm da thường gặp do các vi khuẩn gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn như: Staphylococcus Aureus (nhiễm tụ cầu khuẩn), các loại nấm, ký sinh, Virus Herpes. Bệnh cũng có thể hình thành khi sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng; dị ứng thực phẩm, lông vật nuôi; sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi khuẩn, sang chấn.

Dấu hiệu của chàm vi khuẩn
Khi bị bệnh, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như:
- Da bị mẩn ngứa và nổi mụn nước.
- Da bị ngứa ngáy, nóng rát, phồng rộp và viêm sưng.
- Xuất hiện các mụn nước dày đặc tập trung thành đám có ranh giới rõ với da lành.
- Các mụn nước có thể vỡ, chảy dịch vàng, có mùi hôi và để lại vảy tiết vàng.
Bệnh chàm vi khuẩn có gây nguy hiểm không?
Bệnh chàm vi khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng do nhiễm giun đũa. Tác động đến thần kinh, gan và da (khối u não, ga to, thiếu máu kéo dài…)
- Nhiễm trùng do Virus Herpes. Gây viêm loét trên da thêm tồi tệ, làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho các bệnh khác xâm nhập. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Bệnh chàm vi khuẩn có lây lan không?
Bệnh là một thể bệnh của bệnh chàm nên sẽ không gây lây lan. Tuy nhiên, một số trường hợp hợp có thể bị lây do tiếp xúc với Virus Herpes hoặc một số nấm men, ký sinh có khả năng lây truyền.
Các lưu ý khi bị chàm vi khuẩn

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điều để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Một số lưu ý như sau:
- Người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng nhẹ và hạn chế ăn muối.
- Tránh dùng các loại thực phẩm như: thuốc lá, rượu, bia, cà phê, hải sản…Thức ăn sống hoặc lên men, các thức ăn cay nóng.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt vùng da bị bệnh. Không cọ xát, gãi, dùng xà phòng. Vì nó sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm, tạo nên những tổn thương khó lành.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống các loại trà thanh nhiệt như hoa hòe, atiso, hoa cúc, trà xanh. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin như nước cam, chanh, bưởi…Nhằm giải độc cơ thể, nâng cao sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc mạnh, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thường xuyên thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm