Bệnh chàm ở chân khiến cho người bệnh gặp nhiều rắc rối. Bệnh gây đau nhức, khó chịu khi đi lại và làm việc. Vậy bệnh chàm ở chân là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh? Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

Nội Dung Chính
Tìm hiểu về bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm ở chân có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Bệnh lý này đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn chân, ngón chân. Bệnh xuất hiện cùng cảm giác ngứa ngáy, có dấu hiệu đỏ khi gãi. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở người dưới 40 tuổi. Ngoài việc gây khó chịu, bệnh còn làm mất thẩm mỹ cho bạn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở chân
Nguyên nhân gây bệnh được xác định do:
Do cơ địa mỗi người
Bệnh có tính chất di truyền cho nên nếu trong gia đình có người bị bệnh hay đã từng bị bệnh thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các rối loạn hoạt động của cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm.
Tiếp xúc với các chất độc hại
Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…cũng có nguy cơ bị bệnh.
Sức đề kháng cơ thể yếu
Sức đề kháng yếu có thể dễ bị mắc bệnh và làm bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan.
Vệ sinh cá nhân kém
Vệ sinh không sạch sẽ sẽ tạo môi trường cho bệnh khởi phát và lây lan nhanh chóng.
Chế độ ăn uống
Thường xuyên dùng nhiều đồ tanh như hải sản, tôm, cua, ốc, cá và bia rượu cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Những dấu hiệu nhận biết chàm ở chân
Người bệnh chàm ở chân thường có các dấu hiệu như:
- Xuất hiện mụn nước trên ngón chân hoặc bàn chân. Các mụn nước trở nên phổ biến, lan rộng ra. Vết loang có thể gây đau đớn.
- Mụn nước vỡ gây ra các vết loét rất ngứa. Nếu gãi vào các mụn nước, dịch có thể chảy ra khiến da bị nhiễm trùng.
- Da bong vảy, tổn thương bị nứt, đau đớn khi chạm vào.
- Vết rộp kéo dài 3 tuần rồi bắt đầu khô. Khi khô chúng biến thành những vết nước da. Người bệnh có thể sờ thấy những vết nứt dày hơn.
- Ngứa dữ dội ở lòng bàn chân, ngón chân kèm theo cảm giác bỏng rát.
Bệnh chàm ở chân nên kiêng ăn gì?
Người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau để tránh bệnh diễn biến nặng hơn:
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Đồ ăn chứa nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và kích thích phản ứng viêm. Bổ sung quá nhiều đường và chất béo bão hòa khiến vùng da chàm trở nên sưng viêm và đau đớn hơn.
- Thực phẩm có chứa niken. Niken là kim loại có trong những vật dụng thường ngày. Tuy nhiên một lượng nhỏ thành phần này có trong các thực phẩm như lúa mì, ngũ cốc… Bổ sung thực phẩm có chứa niken sẽ khiến triệu chứng của bệnh chuyển biến xấu hơn.
- Thực phẩm dị ứng. Bạn cần tránh xa các loại hải sản, thực phẩm từ sữa, đậu phộng…bởi những thực phẩm này có thể gây dị ứng và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh chàm ở chân có lây lan không?
Bệnh chàm ở chân là bệnh thuộc nhóm bệnh da liễu và không lây lan qua các đường thông thường. Bệnh thương là do cơ địa mỗi người mà hình thành. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên để tránh bệnh nặng hơn.
Những lưu ý cần tránh khi bệnh chàm
Bệnh nếu để lâu thì rất khó chữa dứt điểm và khó chữa trị hơn. Do đó bạn cần lưu ý một số điều khi sinh hoạt để hạn chế bệnh phát triển:
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm gây kích ứng da như bột giặt, sữa tắm, nước rửa chén…Đây là những mầm mống làm cho bệnh nặng thêm.
- Tránh để chân tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu do công việc yêu cầu thì phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và đi ủng.
- Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ngao, bò, thịt gà…Hạn chế các thức uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và vitamin nhóm B, C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không làm trầy xước vết thương vùng da chân bị chàm. Nếu làm tổn thương vùng da bệnh sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó hồi phục và khả năng bị nhiễm trùng rất cao.
- Chú ý giữ ẩm da hằng ngày. Tránh dùng các xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hương liệu hóa học gây khô da.

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm