[Nhận biết] Bệnh chàm khô ở mặt như thế nào? Bệnh có lây lan không?

Bệnh chàm khô ở mặt

Bệnh chàm khô ở mặt là một chứng bệnh khiến cho bao người phải khổ sở. Bệnh thường khu trú tại các vùng da quanh mặt như cằm, trán, mặt…bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thẩm mỹ, sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Vì vậy, hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy theo dõi thêm bài viết dưới đây.

Bệnh chàm khô ở mặt
Cần chú ý gì khi bị bệnh chàm khô ở mặt

Nội Dung Chính

Triệu chứng bệnh chàm khô ở mặt

Bệnh chàm khô ở mặt là một dạng của bệnh chàm. Bệnh thường khu trú tại các vùng da quanh mặt như cằm, trán, má,… Những thương tổn do chàm khô vùng mặt gây ra chủ yếu là:

  • Giai đoạn 1: Khi mới bị khu vực da sẽ xuất hiện đỏ phù, nóng, ngứa và kèm theo đó là các hạt nhỏ màu trắng.
  • Giai đoạn 2: Các mụn nước dần hình thành với kích thước bằng đầu đinh ghim, sau đó chuyển thành bọng nước, bên trong có dịch.
  • Giai đoạn 3: Các mụn nước qua một thời gian có thể vỡ ra do tự nhiên hoặc do gãi có màu vàng. Trải qua một thời gian ở chỗ mụn nước bị vỡ da sẽ hình thành mảng dày rồi chai lại. Để về sau tại đó lớp da sẽ nhẵn bóng.
  • Giai đoạn 4: Sau thời gian, lớp da khô nhẵn sẽ bong tróc thành từng mảng. Nếu không bị viêm nhiễm hay căn bệnh lành tính thì sau một thời gian da sẽ trở lại bình thường mà không hề để lại sẹo.
Triệu chứng bệnh chàm khô ở mặt
Những triệu chứng bệnh chàm khô ở mặt cần lưu ý

Nguyên nhân bệnh chàm khô ở mặt

Cho đến nay, những nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính phổ biến:

– Nguyên nhân bên ngoài:

– Sự tác động của các yếu tố bên ngoài như vật lý, hóa học, thực vật, sinh vật học tác động vào vùng da mặt. Từ đó gây cảm ứng rồi chuyển thành viêm da. Bên cạnh đó còn có thể do dị ứng với một số loại thuốc, hóa chất, mỹ phẩm trong công nghiệp, gia đình.*

– Mắc một số loại bệnh ngoài da như nấm, ghẻ khiến người bệnh dùng tay gãi rồi lau mặt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Từ đó da mặt dễ bị tấn công, tổn thương, gây viêm nhiễm rồi chuyển thành chàm khô ở mặt.

– Sử dụng mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại như các loại kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ đó dẫn đến vùng da mặt bị dị ứng, viêm nhiễm và chuyển sang thể chàm khô là rất cao.

– Thời tiết khô hanh cũng là một nguyên nhân khiến làn da thiếu đi độ ẩm nên dễ mắc chàm khô, nhất là vùng da mặt.

– Môi trường sống, làm việc không được đảm bảo vệ sinh, có nhiều bụi bẩn, khói, độ ẩm,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

– Công tác vệ sinh cơ thể kém như rửa mặt không đúng cách, không thường xuyên thay vỏ gối, khẩu trang,…

– Nguyên nhân nội giới:

Sự rối loạn một số cơ quan, bộ phận như hệ thần kinh, nội tiết, nội tạng,… được xác định là những nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở mặt.

– Phản ứng dị ứng:

Nếu cơ thể dị ứng, nhạy cảm trước mọi sự thay đổi của cơ thể, thời tiết thì khả năng mắc bệnh chàm là rất cao.

Bệnh chàm khô ở mặt có lây lan không?

Hầu như những người mắc bệnh đều lo lắng rằng liệu “bệnh chàm khô ở mặt có lây nhiễm không?”. Tuy nhiên cần biết rằng chàm khô là bệnh lý về da. Chàm có tốc độ phát triển nhanh và biểu hiện bệnh bên ngoài khá nghiêm trọng nhưng nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

Nói rõ hơn, bệnh chàm khô là một biến thể của bệnh chàm. Nguyên nhân đã được chứng minh có liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt và hấp thụ kém làm ảnh hưởng đến làn da. Vì vậy bệnh chỉ phát triển trên bề mặt da của bệnh nhân, không thể xảy ra tình trạng lây nhiễm, phát tán trong không khí như một số dạng bệnh da liễu khác.

Bệnh chàm khô ở mặt có lây lan không
Có lây lan không khi bị chàm khô ở mặt

Trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng, dẫn đến hình thành các ổ nấm khuẩn lở loét thì nguy cơ lây nhiễm mới xuất hiện. Nhưng lây nhiễm ở đây là lây nhiễm nấm khuẩn gây viêm loét, không phải là lây nhiễm yếu tố hình thành chàm khô.

Ngược lại, gia đình và người mắc bệnh nên nắm rõ thông tin này để đưa ra các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Không nên thể hiện thái độ bài xích, xa lánh sẽ gián tiếp khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng tự ti. Tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của người bệnh.

nha thuoc kim thuy tu van

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300 

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm

Bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm vi khuẩn Bệnh chàm nước Bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm sinh dục Bệnh chàm đồng tiền Bệnh chàm khô tróc vảy Bệnh Chàm Đầu Chi
Bệnh chàm cơ địa Bệnh chàm khô ở tay Bệnh chàm bìu Bệnh chàm bội nhiễm
Bà bầu bị chàm khô Bệnh viêm da chàm hóa Bé bị chàm sữa Bệnh chàm dị ứng
Mời bạn đánh giá post
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *