Bé sơ sinh bị chàm là vấn đề da liễu hay thường gặp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sau sinh từ 6 tháng cho đến hai tuổi. Đây là một tình trạng mạn tính, hay tái phát nhiều lần. Khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh chàm. Bệnh thường ở mặt và một số nơi như hai bên má, tứ chi. Khi bé bị chàm, các mẹ cần phải biết các cách xử lý và điều trị bệnh.

Nội Dung Chính
Nguyên nhân bé sơ sinh bị chàm
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm vẫn chưa được tìm ra nhưng thường là do di truyền. Do đó, nếu có cha mẹ hoặc người thân từng bị bệnh chàm thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Chàm không phải là tình trạng phản ứng dị ứng với một chất nhất định nào đó. Tuy nhiên, phấn hoa hoặc khói thuốc lá có thể là tác nhân tạo điều kiện cho chàm phát triển.
Đôi khi những vết chàm xuất hiện là do bé dị ứng thức ăn hoặc các thành phần trong sữa mẹ. Những vết chàm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi da tiếp xúc với các chất kích thích như lông cừu hoặc hóa chất trong một số xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da và chất tẩy rửa. Ngoài ra, căng thẳng cũng là một trong những nguyên gây nên căn bệnh này.
Triệu chứng bé sơ sinh bị chàm
Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.

Sau đây là những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết chàm sữa ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý:
- Khởi đầu của bệnh là trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ và khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
- Da bé rất khô, bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ. Khi khó chịu bé sẽ tự gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.
- Khi bị bệnh chàm sữa, trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh chàm bằng cách kiểm tra da của bé. Do đó, nếu bé có những triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.
Bé sơ sinh bị chàm có nguy hiểm không?
Nếu bạn đang thắc mắc bị chàm có nguy hiểm không? Thì mình xin khẳng định lại là nó không nguy hiểm gì nhé.
Chỉ là bệnh chàm da, chàm sữa, chàm khô này khá phiền phức và mất thời gian trong việc điều trị. Việc mầm bệnh chỉ mới trồi lên các đốm nhỏ nhỏ 3-5cm chỉ là tảng băng trôi trên bề mặt mà thôi.
Mầm bệnh này thường tích lũy, phát triển và ăn sâu vào da thịt ít nhất 6-9 tháng trở lên. Vì thế khi bệnh phát tác, có bạn sẽ thấy trị hoài nó không dứt, không bớt, cứ vậy hoài nhiều khi còn lan rộng ra. Thậm chí có bạn trị hết rồi, thực sự không còn thấy nổi gì nữa, da láng mịn, nhưng chỉ mừng được vài hôm lại tái lại, mà còn nặng hơn nữa.
Chàm thường không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế khả năng tự khỏi của chàm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như cơ địa của từng bé. Ngoài ra chàm sữa còn gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho bé như:
- Ngứa ngáy
- Đau rát khi các nốt chàm sữa bị vỡ
- Nặng hơn nữa là bội nhiễm nếu vệ sinh không sạch sẽ
- Chàm sữa sẽ để lại sẹo nếu không điều trị kịp thời
Chính vì vậy mặc dù chàm có thể tự khỏi, không nguy hiểm song các chuyên gia da liễu khuyến cáo bố mẹ nên chữa cho con càng sớm càng tốt. Con sẽ không còn khó chịu và chàm cũng không để lại vết thâm xấu xí sau này.
Cách xử lý khi bé sơ sinh bị chàm
- Bạn nên chú ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho các vết chàm trở nên tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý cho bé mặc những trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nếu bệnh chàm bị kích thích bởi các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ để đối phó với tình trạng này.
- Hãy để bé tránh xa khói thuốc lá.
- Đừng để bé bị căng thẳng.
Bé sơ sinh bị chàm nên kiêng cữ món gì?
Chàm không phải là một phản ứng dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, ở một số bé, những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, sữa đậu nành, lúa mì, đậu phộng có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải bỏ những thức ăn này ra khỏi chế độ ăn uống của bé.

Nếu bé uống sữa bột, bạn hãy thử đổi một loại sữa khác ngoại trừ sữa đậu nành. Đối với những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sẽ có con mắc bệnh chàm khi bé lên 2 tuổi.
Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ. Các vi sinh có lợi này cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Vì thực phẩm chỉ chiếm 10% trong nguyên nhân gây ra căn bệnh chàm nên mẹ cũng nên chú ý chăm sóc da và các yếu tố khác.
Vì vậy, hãy theo dõi những cách trị bệnh sau đây, để giúp bé khỏe mạnh và không để lại những vết sẹo người bé.
Bé sơ sinh bi chàm nên chữa trị bằng lá trầu không
- Lá trầu có vị cay và nồng. Đây là điểm trừ duy nhất của lá trầu không.
- Tinh dầu trong lá trầu chứa nhiều chất chống oxi hóa, chất chống viêm và kháng khuẩn.
- Lá trầu còn rất hữu hiệu trong việc ức chế sự hoạt động của mầm bệnh chàm da. Ngăn cản sự lây lan của bệnh.
- Ngoài ra, lá trầu còn có khả năng giảm ngứa cho bé cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.
- Không những vậy, trong lá trầu còn chứa phenal, vitamin và tanin. Đây là những chất hỗ trợ hồi phục và tái tạo làn da cho bé.
- Vì vậy các bé lỡ cào xước vì ngứa cũng có thể điều trị được bằng lá trầu.

Chuẩn bị lá trầu không cho bé:
- Các mẹ lấy cỡ 1 nắm tay lá trầu không rồi rửa sạch.
- Sau đó giã nát ra hết.
- Rồi bỏ vào vải màn để vắt hết nước cốt và bỏ bã.
Cách sử dụng lá trầu không để đạt hiệu quả cao nhất cho bé:
Có nhiều cách sơ chế lá trầu không. Vừa có thể lấy bã đắp cho bé, vừa có thể nấu nước cho bé tắm.
Nhưng bã thì mắc công 30 phút phải rửa lại cho bé, mà bé thì rất hiếu động, dễ cào văng bã ra hết … Còn nấu nước tắm thì dành cho các bé bị nặng rồi, nổi toàn thân thì dùng cách này cho nhanh. Nhưng sau khi tắm lá trầu cho bé thì cũng phải thoa nước cốt lên mới khỏi được.
- Các mẹ rửa sạch vùng da bị chàm sữa, chàm khô cho bé bằng nước ấm.
- Mỗi ngày bôi nước cốt trầu không cỡ 2-3 lần.
- Cứ bé quấy và khóc vì ngứa lúc nào thì các mẹ bôi thêm lúc ấy. Như vậy bé sẽ đỡ ngứa, đỡ quấy hơn.
- Thường thì các mẹ nên tận dụng khi bé ngủ để bôi nhé. Như vậy bé ít gãi và bôi hết nước cốt đi.
Bé sơ sinh bi chàm nên chữa trị bằng hoa nhài
Phổ biến ở Đông Nam Á, hoa nhài có màu trắng, mùi hương ngọt ngào thường được sử dụng như là một phương thuốc tự nhiên. Hoa nhài được coi một loại thuốc an thần, chống trầm cảm rất tốt, nhưng ít ai biết nó còn là một trong những phương thuốc trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hữu hiệu nhất. Mẹ hãy làm lạnh những bông hoa rồi chà nhẹ lên vết phát ban của bé. Tinh dầu được giải phóng từ hoa nhài không chỉ làm sạch mẩn ngứa mà còn giữ ẩm cho làn da bé.

Cách chữa trị bệnh chàm ở bé sơ sinh bằng sữa mẹ
Tin hay không, sữa mẹ được coi là một trong những biện pháp khắc phục chàm sữa rất hiệu quả. Nó an và có đặc tính chữa bệnh tự nhiên. Chỉ cần làm ướt một chút bông rửa mặt bằng sữa mẹ và chà nhẹ lên vết phát ban hàng ngày cho đến khi nó biến mất.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bé đang mắc bệnh này nhé!
Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
- [6+] Nguyên nhân Bé bị chàm sữa | Cách chữa bệnh hiệu quả và an toàn
- [3+] Cách chữa Bé bị chàm đỏ ở má hiệu quả và an toàn cho bé
- Hé lộ [8+] thuốc trị bệnh chàm ở trẻ em an toàn và hiệu quả