Bệnh chàm tổ đỉa +6 Nguyên nhân + 5 Triệu chứng +6 cách trị hiệu quả

Bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa là một thể bệnh thuộc bệnh chàm thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh thường tái phát nhiều lần và gây bất tiện trong sinh hoạt và gây mất thẩm mỹ cho cơ thể. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa và triệu chứng của bệnh là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu nhé!

Bệnh chàm tổ đỉa
Bệnh chàm tổ đỉa là một bệnh da liễu phổ biến

Nội Dung Chính

Bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Bệnh chàm tổ đỉa là một thể bệnh của bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng. Bệnh có thể xuất hiện ở độ tuổi 20 – 40 và không phân biệt nam nữ. Đây là căn bệnh gây sự ngứa ngáy, khó chịu; khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tự ti về căn bệnh của mình. Khi mắc bệnh, da sẽ bị phồng rộp, nổi mụn nước; mụn nước khi vỡ sẽ để lại những vết thương như miệng con đỉa. Bệnh tái phát nhiều lần và ngày càng nặng nề hơn nếu không được chữa dứt điểm.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa?

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là những yếu tố sau:

Dị ứng hóa chất độc hại

Một số người bị dị ứng một số chất như: xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà phòng thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi…Khi tiếp xúc nhiều với các hóa chất này sẽ gây nên bệnh.

Nhiễm khuẩn và nấm

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn nước bẩn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm trùng khiến sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm, dẫn đến nhiễm nấm và hình thành bệnh.

Yếu tố di truyền

Có hơn một nửa bệnh nhân bị bệnh có yếu tố tiền sử cá nhân hoặc gia định dị ứng, đặc biệt đã từng mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen, mề đay…

Yếu tố dị ứng

Một số người bị dị ứng với các yếu tố trong không khí như bụi bẩn, lông chó mèo, khói thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

Lạm dụng thuốc tây

Lạm dụng thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, gây dị ứng và làm cản trở quá trình sinh sản tế bào mới của da. Đặc biệt với các loại thuốc có chứa hoạt chất Corticoid người sử dụng cũng nên thận trọng vì hoạt chất là nguyên nhân gây bệnh.

Do các căn bệnh ngoài da

Khi cơ thể đang mắc một số các bệnh ngoài da như là ghẻ lở, hắc lào, nấm da…thì sẽ có nguy cơ cao bị chàm tổ đỉa. Khi các yếu tố này gắn liền với nhau thì sẽ khó khăn hơn trong quá trình điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa

Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa

Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Trên cơ thể xuất hiện mụn nước có kích thước nhỏ (đường kính khoảng 3mm hoặc nhỏ hơn). Mụn nước thường xuất hiện ở các vị trí như đầu, hai bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân; mụn nước thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da
  • Những mụn nước này có màu đục và nằm sâu tạo thành từng đám chi chít như nốt mụn nước lớn.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và cộm lên ở da. Nếu vùng da có mụn nước tiếp xúc với hóa chất hoặc xà phòng thì cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng lên.
  • Khi mụn nước vỡ sẽ chảy ra dịch tiết và vùng da trở nên sần cứng, nứt da. Tiếp đó vùng da tổn thương sẽ khô lại và đóng vảy.
  • Một số trường hợp bệnh nặng hơn, mụn nước sẽ liên kết với nhau tạo thành bóng nước ở lòng bàn tay hoặc ngón tay, kèm theo tình trạng hạch bạch huyết. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran rất khó chịu.

Bệnh chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh chàm tổ đỉa thường rất dai dẳng và tái phát liên tục. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể dẫn đến loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, trở nên sần sùi, dày và đổi màu vĩnh viễn. Những người có thói quen gãi mạnh, chà xát làm vỡ các nốt mụn nước có thể gây nổi hạch, sốt cao kéo dài. Bệnh gây ngứa ngáy, bệnh nhân có cảm giác muốn gãi, những càng gãi thì lại càng ngứa và gây lở loét khiến bệnh lan rộng hơn. Bệnh có thể chuyển biến mãn tính nếu không được điều trị đúng cách, ngoài việc gây mất thẩm mỹ còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.

Bệnh chàm tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Bệnh có thể được chữa khỏi dứt điểm nếu người bệnh kiên trì trị bệnh. Người bệnh có thể dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da. Sử dụng những bài thuốc đông y từ thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa.

bac si thi tu van

Nên kiêng ăn gì khi bị chàm tổ đỉa?

Khi bị bệnh chàm tổ đỉa, người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau:

  • Thịt gà: Trong thịt gà, đặc biệt là da gà chứa các chất gây ngứa dữ dội. Do vậy việc ăn thịt gà được các bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt trong giai đoạn bệnh bùng phát.
  • Thịt chó: Đây là loại thực phẩm có tính nhiệt nên ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị khó tiêu, chướng bụng và dễ gây nóng. Người bệnh ăn thịt chó sẽ làm các cơn ngứa dữ dội hơn hoặc gia tăng biến chứng lên hệ tiêu hóa.
  • Cua đồng: Cua đồng sống dưới bùn đất nên nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay các vi khuẩn, kí sinh trùng khá cao. Đồng thời một số người còn bị dị ứng với món ăn này gây mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu, do đó là thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng khi mắc bệnh.
  • Sữa có nguồn gốc từ động vật: Sữa sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó một số người còn bị dị ứng với thực phẩm này và gây kích ứng bệnh rất cao. Bạn có thể thay sữa từ động vật bằng sữa hạnh nhân, sữa hạt dẻ hoặc phô mai, sữa chua…để tránh kích thích bệnh bùng phát.
  • Đường tinh chế: Đường có khả năng nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường sẽ không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Thực phẩm nên kiêng khi bệnh chàm tổ đỉa
Thực phẩm mà người bệnh chàm tổ đỉa nên tránh xa

Những điều cần lưu ý khi bị chàm

Khi bị bệnh chàm tổ đỉa, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để cải thiện bệnh, tránh gây biến chứng:

  • Thường xuyên thăm khám và nghe theo chỉ định của bác sĩ.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng. Người bệnh nên bổ sung các loại rau củ quả giúp cung cấp Vitamin để tăng cường sức đề kháng; thịt lợn và trứng sẽ giúp cơ thể tràn đầy sức sống và chống lại vi khuẩn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm tự nhiên cho da và khắc phục tình trạng khô da.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống cũng như công việc. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng thời gian làm việc.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nguồn nước và đất bẩn.
  • Mặc quần áo thông thoáng, chất liệu nhẹ, có khả năng thấm mồ hôi tốt.

nha thuoc kim thuy tu van

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300 

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm

Bệnh chàm dị ứng Bệnh chàm vi khuẩn Bệnh chàm nước Bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm sinh dục Bệnh chàm đồng tiền Bệnh chàm khô tróc vảy Bệnh Chàm Đầu Chi
Bệnh chàm cơ địa Bệnh chàm khô ở tay Bệnh chàm bìu Bệnh chàm bội nhiễm
Bà bầu bị chàm khô Bệnh viêm da chàm hóa Bé bị chàm sữa Bệnh chàm khô ở mặt
5/5 - (2 bình chọn)
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *