Bệnh chàm cơ địa là gì? Cách chữa bệnh cơ địa tại nhà

Bệnh chàm cơ địa

Bệnh chàm cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời. Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu rõ về bệnh dưới đây nhé.

Bệnh chàm cơ địa
Bạn nghĩ sao về bệnh chàm cơ địa

Nội Dung Chính

Bệnh chàm cơ địa là gì?

Bệnh chàm cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, là một loại viêm da gây ngứa, đỏ, sưng và bị nứt da. Những vùng da bị bệnh thì dày lên theo thời gian và chúng có thể sản sinh ra các chất lỏng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, điển hình nó thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ ấu thơ với sự thay đổi nghiêm trọng qua các năm.

Ở trẻ em dưới một năm tuổi, phần lớn cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Khi trẻ lớn lên, phía sau đầu gối và trước mặt các khuỷu tay là những vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.

Với người lớn thì tay và chân mới là vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.Gãi làm các triệu chứng nặng nề hơn và chỗ tổn thương có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da. Nhiều người trong đợt tiến triển của viêm da cơ địa thường hay có sốt hoặc có cơn hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa

Nguyên nhân là không rõ nhưng được cho là liên quan đến di truyền học,rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, phơi nhiễm môi trường và rối loạn tính thấm của da. Nếu một người có chị em song sinh mà bị bệnh, thì có đến một 85% người còn lại có nguy cơ bị bệnh tương tự.

Nguyên nhân bệnh chàm cơ địa
Bệnh chàm cơ địa do đâu mà ra
  • Những người sống trong thành phố, sống trong khí hậu khô thường dễ bị ảnh hưởng hơn.
  • Tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định nào đó hoặc rửa tay thường xuyên làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
  • Trạng thái căng thẳng cũng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn mặc dù nó không phải là một nguyên nhân.
  • Di truyền: Đối với những người có ông bà, cha mẹ mắc viêm da cơ địa thì thế hệ sau cũng có nguy cơ bị bệnh.

Các rối loạn này không gây truyền nhiễm. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên các dấu hiệu và các triệu chứng. Các bệnh cần phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bao gồm viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến, và viêm da tiết bã.

Dấu hiệu của bệnh chàm cơ địa không nên bỏ qua

Nhìn chung các bệnh da liễu thường xuất hiện khá nhiều triệu chứng điển hình, trong đó những triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường thể hiện ở các dấu hiệu sau:

Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Phù nề bề mặt da: Những vùng da bị viêm da cơ địa sẽ dày lên và thường sản sinh các chất lỏng gây hiện tượng phù nề.

Da nổi ban đỏ và mụn nước: Vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất chính là mặt sau đầu gối, mặt trước khuỷu tay, vùng cổ, ngực, da mặt, da đầu,… gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Đóng vảy tiết: Người bệnh viêm da cơ địa gãi nhiều khiến vùng da bị tổn thương nứt rách tạo thành các vết vảy tiết có thể gây đau đớn, khó chịu.

Một số triệu chứng khác: Mất ngủ, căng thẳng, sốt hoặc lên cơn hen suyễn.

dau hieu cua benh cham co dia
Các dấu hiệu của bệnh chàm cần lưu ý

Chàm da cơ địa có nguy hiểm không?

Do chàm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da.

Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… tỉ lệ tử vong từ 1-9%.

Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…

Chàm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng . Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Làm gì khi bị bệnh chàm cơ địa?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bày, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.

Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.

nha thuoc kim thuy tu van

Người bị viêm da cơ địa nên ăn và không nên ăn gì?

Việc ăn uống có thể ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng viêm da. Bạn hãy tìm hiểu những thực phẩm mình nên ăn và không nên ăn để cải thiện tình trạng da liễu này.

Những thực phẩm bạn nên ăn

Để giảm tình trạng đỏ và ngứa da, bạn hãy chọn thực phẩm kháng viêm để bổ sung vào thực đơn. Những thực phẩm kháng viêm có thể kể đến là:

Cá: Đây là nguồn cung cấp aixt béo omega-3 tự nhiên để giúp bạn kháng viêm. Bạn có thể chọn cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá trích.

Đồ lên men: Những món lên men như sữa chua, dưa chua, súp miso… có chứa nhiều probiotic, một loại lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn này không những giúp bạn cải thiện sức khỏe đường ruột mà còn kháng khuẩn cho cơ thể.

Trái cây và rau củ: Trong những loại trái cây, rau củ nhiều màu như táo, súp lơ xanh, cherry, cải bó xôi hay cải xoăn có chứa nhiều flavonoid. Chất này có thể giúp bạn kháng viêm rất tốt.

Bệnh chàm cơ địa nên ăn và không nên ăn gì
Chàm cơ địa nên cần ăn gì và không nên ăn gì ?

Những thực phẩm bạn nên tránh

Có một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa nặng thêm. Tuy nhiên, bạn cần thử xem những thực phẩm trên có thật sự khiến bệnh của mình nặng thêm không trước khi quyết định ăn kiêng.

Bạn hãy thêm một ít loại thực phẩm mình định kiêng vào chế độ ăn uống của mình và theo dõi bệnh trong 4–6 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn cần kiêng thực phẩm đó. Một số thực phẩm có thể gây ra bệnh bùng phát viêm da cơ địa bạn cần tránh có thể kể đến là:

  • Trứng
  • Cà chua
  • Đậu nành
  • Một số loại hạt
  • Trái cây họ cam quýt
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Các thực phẩm có chứa gluten
  • Các gia vị như vani, đinh hương và quế
  • Các hải sản có vỏ như ốc, sò, cua…

Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà

Trước khi đi khám hay uống thuốc, bạn hãy thử cách chữa viêm da cơ địa tại nhà theo các gợi ý sau đây:

• Tắm nước ấm:

Bạn có thể bỏ chút baking soda hay yến mạch xay nhỏ vào bồn tắm với nước ấm. Bạn lưu ý chỉ nên ngâm mình từ 10–15 phút rồi lau khô cơ thể và dùng kem dưỡng ẩm ngay.

• Không gãi chỗ ngứa:

Thay vì dùng móng tay gãi, bạn hãy dùng đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để cảm thấy bớt khó chịu hơn. Bạn còn có thể cắt móng tay hay đeo bao tay vào ban đêm để tránh làm da bị tổn thương khi vô tình gãi.

• Dán băng cá nhân:

Bạn hãy dùng băng cá nhân băng chỗ ngứa lại để bảo vệ da và tránh việc vô tình gãi làm tổn thương da.

cach chua viem da co dia tai nha
Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả

• Dùng xà phòng dịu nhẹ:

Dùng xà phòng không hương và không chất tẩy sẽ tránh làm da bị kích ứng. Sau khi dùng xà phòng, bạn cần rửa vùng da tiếp xúc với xà phòng thật sạch.

• Dùng máy tạo độ ẩm:

Nhiệt độ nóng ẩm có thể khiến tình trạng ngứa và tróc da nặng thêm. Bạn hãy mua một máy tạo độ ẩm để không khí trong nhà mát mẻ và đủ ẩm hơn nhé.

• Mặc quần áo thoải mái:

Bạn có thể giảm kích ứng cho da bằng cách tránh những bộ quần áo chật và cứng. Bạn hãy chọn những trang phục thấm mồ hôi và mềm mại nhé.

• Giảm căng thẳng và lo lắng:

– Stress và những rối loạn khác về mặt tâm lý khác có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Bạn cần tìm cách cải thiện sức khỏe tâm lý của mình để bớt tình trạng ngứa da.

Điều quan trọng khi chữa viêm da cơ địa là bạn phải bắt đầu điều trị sớm. Nếu cách dưỡng ẩm thường xuyên và tự chăm sóc da tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc và liệu pháp khác.

nha thuoc kim thuy tu van

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300 

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm

Bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm vi khuẩn Bệnh chàm nước Bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm sinh dục Bệnh chàm đồng tiền Bệnh chàm khô tróc vảy Bệnh Chàm Đầu Chi
Bệnh chàm dị ứng Bệnh chàm khô ở tay Bệnh chàm bìu Bệnh chàm bội nhiễm
Bà bầu bị chàm khô Bệnh viêm da chàm hóa Bé bị chàm sữa Bệnh chàm khô ở mặt
Mời bạn đánh giá post
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *