[Giải đáp] Bé bị chàm khô là bị bệnh gì? Có nguy hiểm đến bé không?

Bé bị bệnh chàm khô

Bé bị chàm khô là loại bệnh thường gặp, xảy ra khi da quá khô, nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da. Bệnh xảy ra phần lớn là do sức đề kháng yếu nên cơ địa của bé dễ dị ứng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé về sau. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Kim Thủy sẽ hướng dẫn đến bạn cách nhận biết và điều trị cho trẻ khi mắc phải bệnh.

Bé bị bệnh chàm khô
Lưu ý khi bé bị bệnh chàm khô

Nội Dung Chính

Nguyên nhân do đâu bé bị chàm khô

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo chẩn đoán của bác sĩ thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do gen di truyền và các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị chàm khô chuyển biến nặng hơn như:

  • Da quá khô
  • Bị kích ứng do chất hóa học
  • Tâm lý sợ sệt căng thẳng
  • Nhiệt độ bên ngoài bị thay đổi đột ngột
  • Vùng da bị nhiễm trùng
  • Dị ứng với các loại lông thú vật, hóa chất, khói thuốc lá,…
Nguyên nhân bé bị bệnh chàm khô
Những nguyên nhân khi bé bị chàm mà bạn cần để ý

Dấu hiệu nhận biết bé bị chàm khô

Khi bị chàm khô bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, cơ thể khó chịu, khóc nhiều, ít ngủ hơn so với những bé có cùng độ tuổi. Bệnh chàm khô sẽ có những triệu chứng và phát triển khác nhau ở các bé có độ tuổi khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu khi sinh ra): Các vết chàm thường xuất hiện ở phần má, cằm, trán, da đầu. Bệnh sẽ lan rộng đến những vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở những vùng da được giữ ẩm. Lúc này, da sẽ bị nổi ban, mụn nước và có thể là nứt nẻ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tháng: Ở giai đoạn này bé đang tập bò nên bệnh chàm khô thường xuất hiện ở trên khuỷu tay, đầu gối và những vị trí dễ bị trầy xước. Nếu bệnh có tình trạng nặng, vùng da đó sẽ hình thành lớp vảy vàng và bị rộp.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Lúc này trẻ vừa mới biết đi nên chàm sẽ xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể như: khuỷu tay, đầu gối,… Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những vùng da xung quanh miệng và mí mắt. Da của trẻ sẽ bị khô, đóng vảy và dày hơn.
  • Trẻ trên 5 tuổi: Đối với trẻ ở tuổi này, chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, tay và sau tai. Da ở những vùng này sẽ đỏ lên và gây ra ngứa. Triệu chứng này cũng rất giống với các bệnh lý về da thông thường khác như: viêm da tiêt bã nhờn, chàm bội nhiễm,…nên sẽ khó phân biệt.

nha thuoc kim thuy tu van

Điều gì khiến bé bị chàm khô trở nên nghiêm trọng?

Những yếu tố có thể tạo thành ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của bé là:

  • Da khô: độ ẩm của da thấp sẽ làm bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hơn. Không khí hanh khô, đột ngột trở lạnh hoặc thiếu ẩm khi sử dụng điều hòa là nguyên nhân chủ yếu của da khô.
  • Chất kích thích: chất liệu quần áo, nước hoa, xà phòng có thể là tác nhân gây kích ứng cho làn da của trẻ.
  • Nhiệt và mồ hôi: cả hai có thể làm cho cảm giác ngứa ngáy cũng như dấu hiệu của bệnh chàm trở nên nặng hơn.
  • Dị ứng: một số chuyên gia tin rằng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến bệnh chàm.
Điều gì khiến bé bị bệnh chàm khô nặng hơn
Lưu ý những điều này để bệnh không nặng hơn

Bé bị chàm khô có nguy hiểm không?

Nếu bạn đang thắc mắc bị chàm có nguy hiểm không? Thì mình xin khẳng định lại là nó không nguy hiểm gì nhé.

Chỉ là bệnh chàm da, chàm sữa, chàm khô này ở trẻ em thì khá phiền phức và mất thời gian trong việc điều trị. Việc mầm bệnh chỉ mới trồi lên các đốm nhỏ nhỏ 3-5cm chỉ là tảng băng trôi trên bề mặt mà thôi.

Mầm bệnh này ở trẻ thường tích lũy, phát triển và ăn sâu vào da thịt ít nhất 6-9 tháng trở lên. Vì thế khi bệnh phát tác, có bạn sẽ thấy trị hoài nó không dứt, không bớt, cứ vậy hoài nhiều khi còn lan rộng ra. Thậm chí có bạn trị hết rồi, thực sự không còn thấy nổi gì nữa, da láng mịn, nhưng chỉ mừng được vài hôm lại tái lại, mà còn nặng hơn nữa.

Việc trồi lên, trị hết, tái lại, lan rộng, trị tiếp cứ tái diễn đi tái diễn lại như thế chủ yếu là do bạn đang bị động đợi nó trồi lên. Nhất là các bạn điều trị bằng thuốc tây và cách dân gian là hay gặp nhất trường hợp này.

Bé bị chàm khô có tự khỏi không?

Thông thường chàm khô sẽ tự khỏi sau khi bé 2 tuổi

  • Lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bé đã tốt lên, đã đủ mạnh mẽ để chống chọi lại bệnh chàm khô này.
  • Tuy nhiên trên thực tế việc chàm khô có tự hết không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của từng bé.

Cách chăm sóc bé khi bị chàm khô

Bên cạnh những cách điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, bạn cần chăm sóc da của bé và tránh những chất kích thích có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tắm và giữ ẩm

Việc tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước nóng để tắm cho bé vì điều này sẽ khiến da bé bị khô nhanh hơn. Một vấn đề cần chú ý là bạn nên sử dụng xà phòng để tắm và gội đầu cho bé, nhưng tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.

Ngay khi tắm xong, bạn nên lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm. Khi da vẫn còn ẩm ướt, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thuốc mỡ chứa các chất làm mềm da và ít nước hơn kem dưỡng da nên thường tốt hơn cho bé mắc bệnh chàm. Bạn nên thử một ít kem dưỡng ẩm và chất làm mềm lên da bé trước để đảm bảo các chất này không gây kích ứng.

cach cham soc be bi benh cham kho
Biết cách chăm sóc bé bị bệnh chàm khô

Giữ da luôn mát mẻ

Bạn nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không nên cho trẻ sơ sinh mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm tốt hơn, nếu còn đang cho con bú mẹ, bạn tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…

Dùng xà phòng giặt quần áo

Bạn hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải nhé.

Ngăn trầy xước da

Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bạn hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé dễ ngủ hơn.

Dùng nước lạnh

Khi cơn ngứa bộc phát, bạn hãy áp một bình nước lạnh lên vùng bị ngứa nhiều lần trong một ngày, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bé đang mắc bệnh này nhé!

nha thuoc kim thuy tu van

Tham khảo thêm về bệnh:

[6+] Nguyên nhân Bé bị chàm sữa | Cách chữa bệnh hiệu quả và an toàn

[3+] Cách chữa Bé bị chàm đỏ ở má hiệu quả và an toàn cho bé

Hé lộ [8+] thuốc trị bệnh chàm ở trẻ em an toàn và hiệu quả

Mời bạn đánh giá post
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *