Viêm Đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp và kéo theo những biểu hiện ngứa rát, khó chịu khi đi tiểu, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng như thế nào ?

Nội Dung Chính

CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIẾT NIỆU

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải những chất lỏng dư thừa và các chất hoà tan từ sự lưu thông máu ra môi trường ngoài. Tại thận, một số chất được tái hấp thu trở lại máu, các chất còn lại được lọc và đưa xuống bàng quang thải ra ngoài.

Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Các tạng này liên quan mật thiết với nhau cả về giải phẫu và hoạt động chức năng.

he-tiet-nieu
Hệ tiết niệu

Thận: Là cơ quan chủ yếu trong đường tiết niệu, gồm 2 quả hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng dưới. Có nhiệm vụ điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ Acid trong máu.

Niệu Quản: Niệu quản được tiếp nối với bể thận ngang với mức mỏm ngang cột sống L2 – L3. Tr­ước khi niệu quản đổ vào bàng quang, có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản.

Bàng Quang: Là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như Urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một ít Protein và một số chất khác.

Niệu Đạo: Niệu đạo là một ống dẫn n­ước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo, niệu đạo nam giới đồng thời là đường đi chung của hệ tiết niệu và hệ sinh dục (khi xuất tinh).

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể; khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận; sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn; từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Bệnh chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,… Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: người bị sỏi đường tiết niệu; ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt; mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận; suy giảm miễn dịch, già yếu,…

Bên cạnh đó; quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra; những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,… cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt; nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ; thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo; niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

nha thuoc kim thuy tu van

Viêm đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện; điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
  • Người bị viêm đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt; thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn; gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối.
  • Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận; bể thận cấp tính hay mạn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới áp xe hóa; nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
  • Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính

7 Dấu hiệu viêm đường tiết niệu cần lưu ý 

1/ Đau, nhức hoặc nóng rát khi đi tiểu

Đau, nhức hoặc nóng rát khi đi tiểu là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.

2/ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bị gây ra bởi vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Vi khuẩn tác động vào niệu đạo và bàng quang khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay lập tức và thường xuyên.

3/ Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khiến bạn cảm giác bàng quang đầy; nhưng thực tế do đi liên tục; lượng nước tiểu không nhiều như bình thường.

4/ Buồn nôn và ói mửa

Buồn nôn và ói mửa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường tiết niệu. Khi đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn; nó sẽ lây lan đến thận; gây ra buồn nôn và ói mửa.

5/ Nước tiểu sẽ có màu đỏ nhẹ hoặc có máu

Khi bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu; nước tiểu sẽ có màu đỏ nhẹ hoặc có máu trong nước tiểu. Khi thấy nước tiểu có dấu hiệu bị đục; có máu, bạn cần đi khám ngay lập tức.

6/ Nước tiểu có mùi nặng, hơi hăng

Nước tiểu có mùi nặng; hơi hăng là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng.

7/ Đau, chuột rút xung quanh vùng bàng quang

Đau, chuột rút xung quanh vùng bàng quang; xương chậu là triệu chứng rõ ràng nhất khi bị nhiễm trùng tiết niệu. Kèm theo đó là chứng căng cơ và cảm giác mệt mỏi.

Bạn có 1 trong 7 dấu hiệu trên hãy gọi ngay cho BS Thi tư vấn miễn Phí.

Hotline/Zalo: 0909752176

nha thuoc kim thuy tu van

Điều trị viêm đường tiết niệu nhanh an toàn

Với những trường hợp nhẹ

? Mệt Mỏi vì những cơn đau bụng dưới, đau mạn sườn đến không thở được.
? Tiểu Tiện gây Đau Rát, Tiểu Buốt khiến bạn đau đớn.
? Nước tiểu có mùi nặng
? Buồn nôn, ói mửa
? Mất Ngủ vì tiểu đêm nhiều lần.

Điều trị từ 1-2 liệu trình. Chi phí từ 350k đến 700k.

Với những trường hợp nặng

? Tiểu Ra Máu – Tiểu Gấp khiến bạn không kiểm soát được.

? Điều trị nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi.

Dựa vào những biểu hiện bệnh của bạn, BS sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn. Bạn chỉ cần điều trị theo đúng phác đồ của BS Thi đặt ra sẽ giúp hệ tiết niệu được phục hồi hoàn toàn.

Trong quá trình điều trị BS Thi sẽ theo dõi tình trạng của bạn cho đến khi hết hoàn toàn. 

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với BS Thi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

Hotline: 0909752176

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

nha thuoc kim thuy tu van

Phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Để phòng chống bệnh này; có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh này.

Phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu
Các cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục

Để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong. Sau khi giao hợp; nên uống nước và đi tiểu sớm để giảm vi trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái; để loại bỏ các vi khuẩn ở niệu đạo; vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục; thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt; thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình một đêm hay quan hệ không có chủ định trước.

Cần uống nhiều nước mỗi ngày

Nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc; nước râu ngô, bông mã đề… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Đây là một biện pháp phòng bệnh viêm đường tiết niệu hữu hiệu.

Tuyệt đối không được nhịn tiểu

Bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng; tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi có nhu cầu đi tiểu; không nên nhịn, hãy đi tiểu ngay. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ; co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu; hãy đi từ từ. Không nên quá sức; sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.

Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật

Quần áo được làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

Bổ sung dinh dưỡng bằng cách thường xuyên uống vitamin C

Uống nhiều Vitamin C vì Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang Vitamin C tăng axit trong nước tiểu; vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Vitamin C làm tăng mức độ axít trongnước tiểu; giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu..

Một số loại quả quen thuộc giúp phòng và chữa căn bệnh này

Nước ép trái cây nam việt quất, nước cam nhất là trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra ngoài ra còn các loại nước chanh Nho tươi, chuối, Hạt dưa…

Băng vệ sinh

Băng vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới đường tiết niệu. Việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách, để băng lâu không thay cũng làm bạn bị viêm nhiễm, lâu dần không chữa trị thì vi khuẩn còn có thể xâm nhập cả đường tiết niệu gây viêm.

nha thuoc kim thuy tu van

Tham khảo thêm

5/5 - (1 bình chọn)
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *