Trẻ Em Bị Chàm với [5+] Dấu hiệu cần lưu lý | Cách điều trị như thế nào?

Trẻ em bị chàm

Trẻ em bị chàm có dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác. Do đó, cha mẹ thường không điều trị cho con kịp thời, khiến bệnh tái phát nhiều lần và làm cho con rất khó chịu. Cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu 5 dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh chàm – căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ em bị chàm
Những lưu ý khi trẻ em bị chàm

Nội Dung Chính

Trẻ em bị chàm là do đâu?

Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới việc trẻ em bị chàm hay không là do lịch sử sức khỏe của bé, đặc biệt là gen. Nếu bé có người thân được chẩn đoán là mắc bệnh chàm, nguy cơ mắc bệnh chàm của bé cao hơn.

Ngoài lý do di truyền, các yếu tố môi trường cũng góp phần khiến bé bị chàm, phổ biến nhất là:

+ Da khô:

Điều này phổ biến hơn trong mùa đông, nhưng nó cũng có thể gây ra quanh năm. Để giữ ẩm cho da bé, hãy mát-xa hàng ngày với dầu dừa, bơ hạt mỡ hoặc thậm chí là dầu hạnh nhân.

+ Chất gây kích ứng trong các sản phẩm làm sạch:

Bao gồm xà phòng rửa tay, sữa tắm, dầu gội, các sản phẩm chăm sóc tóc, nước thơm, chất tẩy rửa chén, bột giặt, sản phẩm tẩy rửa gia dụng và bất kỳ sản phẩm nào khác tiếp xúc với da.

+ Chất gây kích ứng trong không khí:

Bụi, carbon monoxide,…

Nguyên nhân trẻ em bị chàm
Các nguyên nhân mà trẻ em có mắc bệnh chàm

+ Nhiệt độ quá cao:

Điều này bao gồm nhiệt độ mùa hè, cũng như nhiệt độ nước tắm quá nóng. Hãy đảm bảo không cho con tắm nước quá nóng, và dùng quạt/điều hòa ở nhiệt độ phù hợp vào ban đêm.

+ Ra mồ hôi:

Người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị chàm do mồ hôi. Giữ mát cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo bằng cotton hữu cơ thoáng khí thay vì vải tổng hợp. Nếu bé bị ra mồ hôi, hãy lau cho bé càng nhanh càng tốt.

+ Dị ứng với vẩy da thú cưng, phấn hoa và bụi:

Lưu ý rằng những tác nhân này chủ yếu gây ra bệnh chàm ở người trưởng thành, nhưng nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn nhạy cảm với vảy da thú cưng, hãy cân nhắc sử dụng máy hút bụi đặc biệt để loại bỏ lông thú cưng khỏi khu vực chơi đùa của con bạn. Nếu bạn nghi ngờ phấn hoa và bụi gây dị ứng cho bé, hãy sử dụng bộ lọc không khí để giữ cho không khí sạch.

+ Sữa bò:

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, dị ứng với sữa bò hay một loại thực phẩm khác trong chế độ ăn của mẹ có thể gây ra bệnh chàm. Một bà mẹ đang cho con bú có thể dừng sử dụng các sản phẩm từ sữa bò trong 1 táng để xem liệu có phải nó là tác nhân gây bệnh chàm cho bé hay không. Các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm gluten và lúa mì, cam quýt, cà phê, trứng, đậu nành và các loại hạt.

+ Hệ thực vật đường ruột mất cân bằng:

Trẻ sơ sinh có thể thừa hưởng hệ thực vật đường ruột mất cân bằng hoặc bị mất cân bằng hệ thực vật đường ruột do sử dụng kháng sinh (thậm chí là thông qua sữa mẹ!). Cân nhắc bổ sung men vi sinh vào các bữa ăn hàng ngày của bé. Chế phẩm sinh học này, tuy là không rẻ nhưng có thể giúp đẩy xa bệnh chàm.

+ Phản ứng miễn dịch quá mức:

Quá nhiều tế bào bạch cầu gây ra phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi do căng thẳng, dinh dưỡng kém hoặc các vấn đề với việc sản xuất enzyme trong cơ thể.

Triệu chứng trẻ em bị chàm

Có khoảng 20% trẻ em mắc bệnh chàm. Đối với các bé sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh này là 65% và với các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần.

  • Đôi khi, do các bé cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian.
  •  Bệnh chàm thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày.
  • Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó thường gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Nếu không được điều trị, những vết chàm này có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chàm bằng cách kiểm tra da của bé. Do đó, nếu bé có những triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.

5 Dấu hiệu trẻ em bị chàm giúp mẹ phát hiện sớm 

– Thứ nhất: Da xuất hiện những vảy nhỏ lo ti, dần dần có những mảng mẩn đỏ nổi lên và trên da có thể xuất hiện mụn nước. Da khô và mẩn đỏ thường xuất hiện chủ yếu ở mặt và những vùng da bị gập như: cổ tay, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, mắt cá chân, vùng cổ…

– Thứ hai: Da bị kéo căng ra. Khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp, sần sùi và rất khô.

– Thứ ba: Trẻ thường xuyên tự gãi. Khi thấy ngứa ngáy khó chịu, các bé sẽ có nguy cơ dùng tay gãi hoặc cọ mặt vào gối dễ gây vỡ mụn nước và có thể gây nhiễm trùng.

– Thứ tư: Có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như viêm mũi hay bệnh hen suyễn

– Thứ năm: Trẻ quấy khóc, bú kém, trằn trọc trong giấc ngủ.

Dấu hiệu của bệnh chàm theo độ tuổi

Dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự khác biệt, cụ thể như sau:

– Dấu hiệu chàm ở trẻ sơ sinh (2 tháng – 2 tuổi)

Ở trẻ sơ sinh, chàm thường sẽ khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu. Sau đó, các vết chàm sẽ lan dần đến tay, chân và thậm chí là cả cơ thể. Khu vực mang tã thường ít có khả năng bị chàm vì bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và khu vực đó khá ẩm ướt.

Hiện tượng chàm ở trẻ sơ sinh: bệnh chàm ở trẻ sơ sinh được gọi là chàm sữa (hay lác sữa). Dấu hiệu nhận biết là những mảng hồng ban, sần, có mụn nước và gây ngứa, đóng mài.

– Dấu hiệu bị chàm ở trẻ em (từ 2 – 10 tuổi)

Ở những trẻ lớn hơn, bệnh chàm thường xuất hiện ở mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Biểu hiện của bệnh: Xuất hiện các mảng da khô và thô ráp, ngứa, chảy dịch, đóng vảy và dày da.

Các giai đoạn phát triển của bệnh chàm ở trẻ em

Trẻ em bị chàm sẽ phát triển theo 6 giai đoạn với các dấu hiệu như sau:

  • Giai đoạn 1: Hồng ban với các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn mụn nước
  • Giai đoạn 3: Rịn nước và đóng mài
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn thượng bì tái tạo láng nhẵn.
  • Giai đoạn 5: Giai đoạn tróc vảy
  • Giai đoạn 6: Giai đoạn dày da.
Các giai đoạn của bệnh chàm ở trẻ em
Giai đoạn phát triển bệnh chàm ở trẻ em cần lưu ý

Hay nói cách khác, bệnh có 2 giai đoạn chính:

  • Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa dữ dội.
  • Mạn tính: Ngứa rát, da dày, khô ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

Trẻ em bị chàm có tự biến mất không?

Bệnh chàm ở trẻ em có tự khỏi được không và bao lâu thì hết là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Điều này cũng dễ hiểu bởi chàm là bệnh rất phổ biến, có tới 20% trẻ sinh ra mắc phải trong những năm tháng đầu đời.

Trước tiên, chị cần biết, Bệnh chàm là một dạng viêm da dị ứng thường gặp ở các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước nhỏ li ti, bong tróc vảy trắng. Các vị trí thường bị chàm là: mặt, hai bên má. Hơn nữa còn có thể lây lan ra những chỗ khác trên cơ thể.

Thông thường bệnh sẽ tự hết sau 2 tuổi khi mà sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của bé ổn định hơn. Nhưng việc trẻ có tự hết hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, nhiều bé bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Bé bị chàm cần tránh các thực phẩm gây dị ứng

Chàm không phải là một phản ứng dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, ở một số bé, những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, sữa đậu nành, lúa mì, đậu phộng có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải bỏ những thức ăn này ra khỏi chế độ ăn uống của bé.

Nếu bé uống sữa bột, bạn hãy thử đổi một loại sữa khác ngoại trừ sữa đậu nành. Đối với những bà mẹ thường ăn bơ thực vật, dầu thực vật và trái cây có múi trong 4 tuần cuối thai kỳ thường sẽ có con mắc bệnh chàm khi bé lên 2 tuổi.

Ngoài ra, các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa vi sinh vật có lợi trong quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển bệnh chàm ở trẻ. Các vi sinh có lợi này cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh này. Vì thực phẩm chỉ chiếm 10% trong nguyên nhân gây ra căn bệnh chàm nên mẹ cũng nên chú ý chăm sóc da và các yếu tố khác.

Cách chữa trẻ em bị chàm bằng khoai tây

Thành phần khoai tây chứa các chất đạm, tinh bột và cellulose, giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2 có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa các chất bẩn, loại bỏ các chất độc hại, giữ ẩm và bảo vệ da. Đặc biệt khi bôi lên da thành phần có trong khoai tây sẽ nhanh chóng xâm lấn, loại bỏ các tế bào bong tróc giúp phát triển các tế bào mới nhanh chóng.

cach chua tre em bi cham bang khoai tay
Khoai tây có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh chàm ở trẻ

+ Cách thực hiện

  • Bước 1: Khoai tây chọn củ mới, không bị thối, dập rửa sạch
  • Bước 2: Khoai tây để cả vỏ thái ra, cho vào cối giã mịn.
  • Bước 3: Lọc nước cốt khoai tây pha thêm một chút nước để đảm bảo an toàn cho da của bé.
  • Bước 4: Rửa sạch vùng da chàm của con, sau đó dùng nước khoai tây vừa có được bôi trực tiếp lên những vết chàm của con.

Cách chữa chàm ở trẻ sơ sinh từ khoai tây là cách làm đơn giản được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nên kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi hẳn.

Cách chữa chàm ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Có thể nói, dầu dừa là nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm khô, cắt giảm cơn ngứa và ngăn ngừa được các biến chứng của bệnh. Do đó, mọi người có thể an tâm sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh cho mình. Tuy nhiên, các bạn cần áp dụng đúng phương pháp mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh.

cach chua tre em bi cham bang dau dua
Cách chữa trẻ em bị chàm bằng dầu dừa

+ Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch tay, vệ sinh vùng da chàm, mẩn ngứa của con
  • Bước 2: Lấy vài giọt tinh dầu dừa vào lòng bàn tay sau đó thoa lên vùng da bị chàm eczema của con.
  • Bước 3: Dùng tay massage nhẹ nhàng trong vòng 60s.

Thực hiện cách chữa chàm ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa mẹ nên kiên trì thực hiện liên tục 2 lần /ngày, sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Điều trị bệnh chàm bằng tinh dầu dừa muốn đạt hiệu quả tốt thì nên áp dụng khi mụn nước đã vỡ hoàn toàn, độ phục hồi của tinh dầu dừa trong giai đoạn này vừa tẩy tế bào da chết, lại phục hồi da hiệu quả hơn.

Mẹ nên làm gì khi bệnh chàm của bé không giảm?

Trước tiên, bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến bé mắc bệnh. Nếu bé đi nhà trẻ, bạn hãy nói cho cô giáo biết rõ tình trạng của con mình.

Nếu bệnh chàm của bé không giảm, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu nhi khoa để dược khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại steroid bôi tại chỗ.

Nếu loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại steroid mạnh hơn. Nếu bé vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị sốt, nhiễm trùng như chảy máu, có mủ màu vàng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm được một số kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh chàm. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bé đang mắc bệnh này nhé!

nha thuoc kim thuy tu van

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300 

Chat Facebook: TẠI ĐÂY

Chat Zalo : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm

Mời bạn đánh giá post
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *