Trẻ bị ngứa chân phải làm sao? Các cách điều trị an toàn cho bé.

Trẻ bị ngứa chân

Ở trẻ con, các bé chưa có hệ thần kinh hoàn thiện như người lớn, bé bị ngứa cũng có thể gãi theo bản năng, nhưng bé không thể biết được vì sao mình bị ngứa và bé nên hạn chế gãi ngứa (để tránh gây tổn thương cho da). Đặc biệt, trẻ bị ngứa chân cũng sẽ là nỗi ám ảnh thường trực của cha mẹ khi không biết phải xử trí như thế nào! Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu thêm về bệnh dưới bài viết sau đây nhé.

Trẻ bị ngứa chân
Bạn có biết gì về việc trẻ bị ngứa chân

Nội Dung Chính

Trẻ bị ngứa chân nguyên nhân vì sao?

  • Do thức ăn

Đối với các bé có cơ địa dị ứng mà nói, các loại hải sản, thịt bò, trứng,…rất dễ gây nên tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em và nổi ban ngứa. Bạn cần lưu ý những thức ăn mà bé thường bị dị ứng và tuyệt đối không cho con tiếp tục ăn.

  • Do viêm da cơ địa (còn được gọi là bệnh chàm chân xem chi tiết)

Trên da của con sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ và kèm theo dày trên da. Sau đó, các vùng da này sẽ bong tróc và gây ngứa.

  • Do bệnh lupus ban đỏ

Triệu chứng lâm sàng của bệnh lupus ban đỏ cũng có sự xuất hiện của những nốt ban đỏ và kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Biểu hiện bệnh của lupus ban đỏ có sự giống nhau với tình trạng ngứa lòng bàn chân ở trẻ em.

Thông thường, bệnh tổ địa xuất hiện vào mùa hè và tái phát theo tuần trăng. Bé sẽ rất ngứa và có thể gãi thường xuyên gây nên tình trạng rất khó khăn để kiềm chế lại. Điều trị bệnh tổ địa cũng tương tự như với chàm.

  • Dị ứng thời tiết

– Một tác nhân nữa có thể gây nổi mẩn ngứa chân tay ở trẻ đó chính là dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và chưa kịp thích nghi với môi trường tạo điều kiện cho các kháng thể tự chống đối lẫn nhau.

– Ngoài việc nổi mẩn ngứa ở chân, tay hoặc lưng, bụng thì trẻ còn có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi liên tục, mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.

  • Thiếu hụt vitamin

Khi trẻ thường xuyên có biểu hiện ngứa tay chân râm ran, cơ thể mệt mỏi, người lờ đờ thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin. Điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải hết sức chú ý.

  • Khô da

Theo nhận định của bác sĩ Yolanda Ragland, DPM, người sáng lập Fix Your feet: “Trẻ em thường được tắm bằng nước ấm nhưng không được dưỡng ẩm đúng cách.” Điều này có thể khiến cho da tay và chân dễ bị khô, bong tróc. Ngoài ra, việc khô da còn do yếu tố di truyền, uống nước không đủ hoặc cơ địa nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho da bạn bị khô và ngứa ngáy, đặc biệt là ở tay và chân.

Nếu trẻ bị ngứa tay chân do khô da với các biểu hiện bong tróc như vảy, tay chân nứt nẻ, ngứa ngáy, thì phụ huynh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để tìm ra sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm cụ thể.

Nguyên nhân trẻ bị ngứa chân
Các nguyên nhân trẻ bị ngứa chân

Trẻ em bị ngứa chân nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm là những nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé. Chế độ dinh dưỡng an toàn và hiệu quả không những giúp trị bệnh trẻ bị ngứa mà còn chữa các bệnh khác.

Hạn chế các thực phẩm chứa Protein giúp trị ngứa cho bé

– Sữa hay thịt bò là những loại thực phẩm không nên cho trẻ bị ngứa ăn. Trong thành phần của 2 loại thực phẩm này có rất nhiều Protein có thể gây dị ứng và ngứa cho trẻ. Ăn chúng không những không trị ngứa được mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.

Trẻ em bị ngứa chân nên kiêng ăn gì
Kiêng ăn gì khi trẻ bị ngứa chân

Kiêng ăn những loại thực phẩm cay nóng

– Thực phẩm cay nóng không chỉ kiêng khi bé bị ngứa mà còn nên hạn chế tối đa cho bé ăn. Những loại thực phẩm này khi vào cơ thể bé sẽ gây nên những kích ứng bên ngoài. Không những chỉ ảnh hưởng đến việc điều trị mà còn có thể gây ra các bệnh khác như nhiệt hay nổi mụn nhọt. Thời gian trị bệnh không những kéo dài mà còn tạo nguy cơ gây nên các căn bệnh khác cho bé. Thực phẩm cay nóng, ba mẹ nên gạch bỏ chúng khỏi thực đơn cho bé yêu nếu muốn bé phát triển an toàn.

Cách chữa trị bé bị ngứa chân bằng lá khế

Cách chữa trị bé bị ngứa chân bằng lá khế
Lá khế có tác dụng trị ngứa chân

– Chà xát lá khế lên da

Theo kinh nghiệm dân gian, để giảm nhanh cơn ngứa, người bệnh cần phải hái lá khế tươi và cho vào chảo rang cho héo. Tiếp đến, bạn dùng lá khế này chà xát lên vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý, không được sử dụng lá khế quá nóng bởi chúng có thể gây hỏng làn da của bạn. Với cách làm này, người bệnh cần phải thực hiện 2 – 3 lần/ tuần thì triệu chứng bệnh mới nhanh chóng được cải thiện. Đây là phương pháp có thể áp dụng được cho tất cả mọi người nên bạn có thể an tâm sử dụng.

– Cách dùng lá khế sắc uống

Bạn có thể dùng lá khế sắc cùng với vỏ rễ cây khế  mỗi thứ khoảng 50g rồi đem nấu nước uống thay nước mỗi ngày cũng giúp giảm giải độc từ  bên trong cơ thể, giúp giảm ngứa do yếu tố bên trong gây ra.

– Cách nấu nước lá khế tắm

Trị dứt cơn ngứa da bằng lá khế bằng việc tắm bằng nước lá khế nấu cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh ngứa ngoài da cực kì tốt, nhiều người không biết rằng việc nấu nước lá khế có thể giúp làm sạch da, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn giúp ngừa ngứa da tốt. Thực hiện chỉ cần lấy khoảng 200g lá khế tươi rồi bạn đem rửa sạch rồi vò nát và nấu với 2 lít nước sôi khoảng 5 phút rồi bạn lấy ra pha với nước cho ẩm rồi tắm. Ngày tắm bằng nước lá khế 1 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Cách chữa trị bé bị ngứa chân bằng cây sài đất

Là một loại thảo dược phổ biến, chuyên dùng làm thuốc trị mẩn ngứa ngoài da. Vị thuốc này chứa chất kháng khuẩn, có tác dụng chữa mụn nhọt ngoài da, lở ngứa, rôm sảy, chốc loét.

Cách dùng: sài đất 30 gr, kim ngân hoa 15 gr, ké đầu ngựa 10 gr, đun với 2 lít nước để hơi nguội đem tắm rửa cho trẻ nhỏ, rất công hiệu. Nếu trẻ bị mẩn ngứa có kèm lở loét thì tắm ngày 2 lần, vài lần là khỏi.

cach chua tri be bi ngua chan bang cay sai dat
Cây sài đất chữa trị ngứa chân hiệu quả tốt

Cách chữa trị bé bị ngứa chân bằng cây mướp đắng

Lá mướp được sử dụng rất phổ biến trong dân gian để trị ngứa do ghẻ nước, nấm kẽ chân tay rất hiệu quả. Dùng lá mướp với muối vò nát rồi chà xát vào vùng bị ngứa hoặc giã nát đắp vào kẽ chân tay sẽ giúp khử trùng và trị ngứa rất tốt. Đó là cách phổ biến trong dân gian.

Bạn cũng có thể dùng lá mướp để trị dị ứng, mẩn ngứa bằng cách lấy lá mướp tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ cho vào vải xô vắt lấy nước, bôi lên chỗ da bị dị ứng ngày 2-3 lần trong vài ngày sẽ khỏi.

cach chua tri be bi ngua chan bang la muop
Lá mướp phổ biến trong việc chữa trị bệnh ngứa

Chăm sóc trẻ bị ngứa chân đúng cách

– Để trẻ tránh xa vật dụng có khả năng gây ngứa:

Những vật dụng dùng hằng ngày như quần áo bằng chất liệu lông, hay len rất dễ gây ngứa cho bé nên mẹ hạn chế tối đa không dùng. Thảm, chăn, chiếu, màn, ga trải dường cũng cần được giặt sạch thường xuyên để tránh đọng bụi bẩn làm bé bị ngứa.

– Để trẻ tránh xa vật nuôi dễ gây bệnh:

Chó mèo nuôi trong nhà cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ngứa toàn thân cho trẻ vì những con vật này hay có rận, ve…và cũng hay lê la dính nhiều chất bẩn nên khi trẻ lại gần hay ôm những con vật này sẽ bị lây các bệnh ngoài da hoặc bị dị ứng lông thú.

– Thường xuyên tắm cho trẻ bị ngứa chân:

Hằng ngày, mẹ nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm chứ không nên tắm bằng xà phòng thông thường. Mức nước tắm khoảng 33 độ C và tắm trong khoảng 10 phút để tránh bị cảm. Quần áo cho trẻ mặc chất cotton hoặc lụa là tốt nhất.

Tắm xong, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để bôi toàn thân cho trẻ, nhất là kẽ ngón tay và ngón chân để làm mềm da.

– Cắt móng tay, móng chân cho trẻ bị ngứa chân:

Không nên để móng tay và chân của trẻ dài vì trẻ sẽ hay gãi gây tổn thương da và vùng ngứa lan rộng hơn.

Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị dứt điểm an toàn cho bé

nha thuoc kim thuy tu van

Tham khảo thêm

5/5 - (2 bình chọn)
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *