Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt xảy ra không ít với phụ nữ nhưng đa phần các chị em đều chủ quan; không tìm cách điều trị triệt để. Chứng bệnh này dù không nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều sự khó chịu, phiền toái và nhiều khi đau đớn trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Đặc biệt, có những người do coi thường mà bị chứng này đeo bám cả cuộc đời. Vậy phải làm thế nào đây? Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Chính
Nguyên nhân của bệnh tiểu buốt, tiểu rắt
Một người bị tiểu buốt, tiểu rắt là người có xuất hiện tập hợp các triệu chứng đi tiểu khó khăn bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ nhỏ giọt với lượng không nhiều và có cảm giác đau buốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đôi khi, tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh sẽ thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như có thay đổi trong màu, mùi nước tiểu; thậm chí nước tiểu có kèm theo máu.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt phải kể đến như:
Yếu tố chủ quan
- Cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục nữ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
- Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ; đặc biệt trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Thời tiết nóng ra nhiều mồ hôi nhưng lại ít đi tiểu.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
- Quần lót quá chật khiến nhiệt độ cơ thể tăng và làm ẩm cơ quan sinh dục
- Trong kỳ nguyệt san, băng vệ sinh không sạch sẽ.
- Sử dụng nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Phụt nước nhiều vào âm đạo khiến số lượng vi khuẩn có ích giảm.
Yếu tố bệnh lý
- Do nhiễm khuẩn đường tiểu: vi khuẩn xâm nhập từ cơ quan sinh dục vào niệu đạo, rồi tới bàng quang, niệu quản, thận. Viêm nhiễm đường tiểu có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn như viêm bàng quang; viêm bể thận; tuyến tiền liệt. Viêm nhiễm đường tiểu thường gặp ở phụ nữ có thai, người cao tuổi hay mắc các chứng bệnh tiểu đường, sỏi thận.
- Bệnh lậu: biến chứng của bệnh này hết sức phức tạp khiến người bệnh có thể bị viêm cổ tử cung; tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm mẹ.
- Nhiễm trùng âm đạo: khi vi khuẩn phát triển mạnh trong âm đạo sẽ gây ra viêm nhiễm, sưng tấy. Cũng như bệnh lậu, viêm nhiễm âm đạo sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh con.
- Một số bệnh khác: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu.
Hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới bằng các nguyên liệu quen thuộc
Có khá nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị tiểu buốt, tiểu rắt và mỗi tình trạng đều cần một phương pháp điều trị khác nhau. Bởi vậy ngoài việc đi khám và kiểm tra bộ phận sinh dục, đường tiết niệu; người bệnh cũng nên áp dụng thêm các bài thuốc dân gian để tăng sức đề kháng cho hệ bài tiết.

Bí xanh hỗ trợ trị tiểu buốt hiệu quả
Bí xanh là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Bí xanh có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh; đặc biệt là đối với người bị tiểu buốt.
Để chữa tiểu buốt sau sinh với bí xanh, chị em chỉ cần lần một miếng bí; gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào giã và vắt lấy nước uống hàng ngày. Chỉ khoảng 10 – 15 ngày, tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt sẽ thuyên giảm.
Bèo cái giúp chị em cải thiện tiểu buốt, tiểu rắt
Bèo cái là bài thuốc dân gian trị tiểu buốt hiệu quả. Lấy bèo, bỏ rễ, rửa sạch cùng với thài lài, mã đề mỗi thứ một nắm; sau đó rang vàng để nguội, sắc lấy nước uống hàng ngày. Có thể cho thêm đường sẽ dễ uống hơn. Duy trì uống 15-20 ngày, chứng tiểu buốt sẽ giảm đáng kể.
Bột sắn rất tốt cho bệnh nhân tiểu buốt
Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe và là bài thuốc trị tiểu buốt rất hiệu quả. Hàng ngày, hòa bột sắn dây với đường để uống thay nước. Chỉ sau vài ngày chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra máu cũng sẽ hết.
Phương pháp phòng ngừa chứng tiểu buốt, tiểu rắt
Tiểu buốt, tiểu rắt không những gây khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày; mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới đường tiết niệu cũng như đường sinh dục.

Các bạn có thể sử dụng những cách sau để hạn chế chứng tiểu buốt, tiểu rắt:
– Uống đủ nước 2 lít/1 ngày; không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang.
– Khi cần đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu quá lâu.
– Bổ sung vitamin C khi bị nóng trong bằng các loại trái cây, rau củ xanh.
– Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
– Dùng các loại trà thảo dược lợi tiểu.
– Bổ sung dầu cá cho cơ thể để giảm các bệnh viêm nhiễm.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, từ 1-2 lần/1 ngày. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp để không gây viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm đường niệu đạo
– Nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn ở khu vực âm đạo đi ngược lên vào bàng quang, đường tiết niệu, gây viêm nhiễm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở chị em. Hy vọng bài viết đã giúp chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng và chữa bệnh cho mình.
Xem thêm thông tin về các bệnh phụ khoa
- [CẢNH BÁO] Bà bầu bị bệnh phụ khoa cực có hại cho thai nhi
- 5 Triệu Chứng Của Bệnh Phụ Khoa Nguy Hiểm Mà Chị Em Không Để Ý