Nấm móng tay ở trẻ em là căn bệnh da liễu khá phổ biến do sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm vào trong móng tay. Bệnh gây ra lở loét, bong tróc khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân gây nấm móng tay ở trẻ em? Và làm thế nào để hạn chế sự lây lan của bệnh? Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính
Nguyên nhân nấm móng tay ở trẻ em
Nấm móng tay ở trẻ em chủ yếu là do các chủng nấm gây ra. Nấm Candida và nấm Dermatophytes là nguyên nhân gây ra bệnh. Những chủng nấm thông qua các vết thương từ kẽ tay sinh sôi và phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi đó, chúng sẽ tiêu diệt toàn bộ các tế bào da cũng như các lợi khuẩn đang sống trên bề mặt da, do đó mới có dấu hiệu là da đổi màu, ngứa ngáy, mưng mủ và gây hư thối móng.
Những nguyên nhân khiến nấm xâm nhập vào cơ thể như:
- Vệ sinh vùng móng tay không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.
- Thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại.
- Thời tiết nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển.
- Trẻ có thể bị lây từ người khác nếu dùng chung vật dụng cá nhân, nguồn nước…
- Thường xuyên gặp chấn thương ở móng tay, đeo găng tay trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến bệnh.

Dấu hiệu nấm móng tay ở trẻ em như thế nào?
Khi bị bệnh, móng tay của trẻ thường có các dấu hiệu như:
- Xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng ở dưới đầu móng tay.
- Bề mặt móng trở nên xù xì và bị biến dạng, có một lớp vảy mịn và hằn sọc.
- Chỗ móng tổn thương có màu vàng, nâu hoặc đen. Phần móng trở nên mềm hơn và rất dễ gãy.
- Ban đầu dấu hiệu chỉ xuất hiện ở một hai ngón, nhưng về sau thì càng len rộng ra nhiều ngón.
- Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng sẽ nhanh chóng lan ra khắp các móng tay. Gây sưng đỏ, ngứa ngáy và đau nhức ngay cả khi không tác động vào móng.
Nấm móng tay ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu để lâu, các chủng nấm, vi khuẩn sẽ dần ăn mòn, làm mục móng tay của bé và vùng da ở đầu các ngón tay sẽ bị viêm nhiễm, dễ bị tổn thương và dị ứng. Ngoài ra, khi vi khuẩn đã ăn sâu vào móng thì rất khó để chữa trị; khu vực bị nhiễm trùng sẽ càng nặng hơn và làm móng tay của trẻ đau nhức, thậm chí là hoại tử cực kỳ nguy hiểm.
Nấm móng tay có lây lan không?
Nấm móng tay có thể lây lan từ người này sang người khác. Khi tiếp xúc với đồ dùng hay nguồn nước chung với trẻ bị bệnh thì khả năng bị lây lan rất cao. Vì tính dễ lây lan nên phụ huynh cần lưu ý để tránh bệnh lây sang cho người khác.
Cần làm gì để hạn chế nấm móng tay?
Khi trẻ bị nấm móng tay, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chăm sóc và vệ sinh móng tay trẻ thường xuyên.
- Tạo nơi vui chơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa các tác nhân gây bệnh.
- Nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày, nhất là sau khi trẻ chơi xong.
- Khi trẻ bị nấm móng tay, đem tất cả quần, áo, chăn, màn của bé nhúng trong nước sôi và đem phơi nắng.
- Nhắc nhở trẻ không nên gãi ngứa vì có thể làm lây lan sang những vùng da khác và làm vết thương nặng hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại rau củ quả xanh, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế cho trẻ ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, nước ngọt…vì có thể làm các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.

Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0909752176
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
- [4+] Cách chữa móng tay bị ăn sâu vào thịt bằng các bài thuốc dân gian
- [9+] Cách chữa Bé bị tróc móng tay mà không gây tác dụng phụ với bé
- Trẻ bị ngứa chân phải làm sao? Các cách điều trị an toàn cho bé.