Nấm da hắc lào là bệnh xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu thêm về bệnh qua bài viết sau đây nhé.

Nội Dung Chính
Nấm da hắc lào là bệnh gì?
Hắc lào là tình trạng được gây ra bởi các loại nấm khác nhau. Những loại nấm khác nhau ảnh hưởng đến những vùng khác nhau của cơ thể. Các chứng bệnh nhiễm trùng nấm này được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, chẳng hạn như nấm da toàn thân (tinea corporis), nấm da đầu (tinea capitis), nấm da chân (lác đồng tiền-tinea pedis,), nấm da đùi (tinea crusis), và nấm móng tay (tinea unguium).
Triệu chứng nấm da Hắc lào
Triệu chứng thường gặp là ngứa. Đôi khi có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da.
Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới dạng các mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện ở da và gây ngứa. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp.
Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
Các dạng nấm da Hắc lào thường gặp

Bệnh hắc lào có các dạng sau đây:
Nấm da hắc lào ở đùi
- Vị trí: thường gặp ở mặt trong của đùi.
- Triệu chứng: Biểu hiện của nấm da kèm theo đau nhức, ngừa nặng, phát ban đỏ, các mảng nấm có khả năng lan ra các vùng nếp gấp của cơ thể.
- Màu da vùng bị nấm khác hẳn so với vùng da lành, có thể có tình trạng sưng u.
Nấm da hắc lào ở chân
- Vị trí: xuất hiện ở các kẽ ngón chân và mu bàn chân.
- Triệu chứng: Tổn thương tróc vảy, nhiều da chết, cảm giác nóng rát vùng bị bệnh, có thể bị phồng da nhẹ, ngứa đặc biệt là ở vùng kẽ ngón chân., nứt nẻ, mùi hôi và khó chịu.
Nấm da hắc lào ở da đầu
- Vị trí: Có thể ở bất kỳ vị trí nào trên da đầu.
- Biểu hiện: Triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ sưng tấy sau đó bị rụng tóc. Một số trường hợp có thể thấy xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong, các vết tổn thương da phồng rộp, kích thước nhỏ có chứa mủ thậm chí nặng thì bị sưng đau hoại tử da kèm theo chảy nước trên da tại các tổn thương.
- Biến chứng: Có thể gây sốt, viêm hạch bạch huyết.
Nấm da hắc lào dạng đa sắc
- Vị trí: Thường gặp ở vùng cánh tay trên, lưng, ngực và cổ, đôi khi có xuất hiện ở mặt.
- Biểu hiện: Nấm da đa sắc tố giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu lâm sàng. Sau đó xuất hiện trên da các vết đốm nhỏ với kích thước và màu sắc khác nhau như màu trắng hồng hay nâu đậm, nâu hồng.
- Tổn thương có vảy, bờ viền rõ kèm theo ngứa.
Các con đường lây truyền bệnh Nấm da (hắc lào)
Tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh. Bệnh lây truyền qua việc:
- Dùng chung đồ dùng với người bệnh khác.
- Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở người bệnh khác.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm
- Tiếp xúc với vùng đất nhiễm nấm
Đối tượng nguy cơ bệnh Nấm da (hắc lào)

Bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm da cao hơn nếu:
- Sống trong một khí hậu ấm áp
- Tiếp xúc gần gũi với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh
- Chia sẻ quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm với người bị nhiễm nấm
- Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da kề da, như đấu vật
- Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế
- Có một hệ thống miễn dịch yếu
- Mặc quần áo bó sát
- Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi
Bệnh nấm da hắc lào có tự khỏi được không?
Theo bác sĩ trưởng khoa Da liễu: Hắc lào là căn bệnh ngoài da do vi nấm gây nên. Vì thế căn bệnh này chỉ thực sự hết khi các vi nấm bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, bệnh hắc lào không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị bằng phương pháp phù hợp. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm dễ tiến triển thành hắc lào nặng, tự lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác.
Ngoài ra, bệnh gây ra vết thương hở nên dễ bị nhiễm trùng, chàm hóa, trở thành mãn tính tái phát liên tục. Vì thế, tốt nhất ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh hắc lào, người bệnh nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm cách điều trị dứt điểm.
BỆNH HẮC LÀO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Câu trả lời là còn tuỳ.
- Tại sao?
Tùy vào vị trí bị bệnh hắc lào của mỗi người và mức độ bệnh của người đó. Mới biết được tình trạng hắc lào của người đó có nguy hiểm hay không?
Nhưng nguy hiểm ở đây cũng chỉ dừng ở mức phá hủy ngoại hình của bạn. Nếu bị hắc lào nặng, tỷ lệ bị sẹo sẽ lên đến 50%, nếu bị sẹo trên mặt thì sao?
- Ngoại hình bị hủy đối với bạn có quan trọng hay không?
Theo mình là có.
Không chỉ phá hủy ngoại hình, mà còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp với môi trường xung quanh. Bạn sẽ dễ bị cô lập và tự ti khi cứ bị người khác soi mói xa lánh, dễ dẫn đến bị trầm cảm.
Ngoài ra, hiểu đúng và dùng đúng cách chữa là cực kỳ quan trọng. Việc dùng sai cách có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn của cách đó. Làm bệnh trạng biến chứng nặng hơn, gây bội nhiễm và lở loét vùng da bị hắc lào.
Phòng bệnh và dự phòng tái phát nấm da hắc lào
- Điều trị đúng theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Không dùng chung đồ với người bị bệnh.
- Không mặc đồ chật hay quần áo ẩm ướt.
- Không lạm dụng các loại sữa tắm và xà phòng tắm, lựa chọn sử dụng loại phù hợp với da của bản thân là tốt nhất.
- Lưu ý điều trị, vệ sinh sạch sẽ đối với các nguồn lây bệnh từ động vật như chó mèo, ngựa…
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là các vitamin nhóm B.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.
- Điều trị triệt để các bệnh tự miễn hay các bệnh có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể.
Chữa bệnh nấm da hắc lào ở tay bằng chuối xanh

Thành phần của nhựa chuối tiêu xanh có tác dụng tiêu diệt vi nấm gây bệnh hắc lào; giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy một trái chuối tiêu xanh, đem cắt thành từng lát mỏng.
- Sau đó, người bệnh cần vệ sinh sạch vùng da bị bệnh; cạo nhẹ phần da bị tổn thương rồi chà xát những lát chuối này lên.
- Cứ để cho mủ chuối tự khô trên da.
- Mỗi ngày làm 2 lần, kiên trì sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả tích cực.
Cách chữa nấm da hắc lào ở mông dứt điểm bằng gáo dừa
Phương pháp chữa bệnh hắc lào theo dân gian này được nhiều người truyền tai nhau và sử dụng. Thậm chí còn trở thành tuyệt chiêu “vàng” cho những người bị bệnh hắc lào.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một miếng gáo dừa tươi.
- Sau đó đem đốt lên sẽ thấy sủi bọt hay còn gọi là nhựa ra; dùng nhựa này bôi lên vùng da bị bệnh.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày, đảm bảo chỉ sau 5 ngày sẽ thấy công hiệu rõ rệt.
Chữa bệnh hắc lào ở mặt bằng củ riềng

Trong đông y, củ riềng được coi là một vị thuốc đặc trị hắc lào tốt có tác dụng ôn trung, giảm đau, kháng viêm và giúp diệt vi khuẩn và nấm rất hiệu quả…
Vì thế củ riềng được áp dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da nói chung; trong đó có bệnh hắc lào, lang ben do vi nấm gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy củ riềng nhỏ rửa sạch và đem giã nát để đắp vào vùng da đang bị hắc lào.
- Tiếp theo sử dụng một miếng vải mỏng quấn nhẹ lên vùng da đang đắp riềng để cố định; không cho riềng rơi ra ngoài khi hoạt động đi lại.
- Cứ để vậy trong vòng 1h thì cởi bỏ ra.
- Lưu ý là khi tháo riềng ra không cần rửa lại với nước mà cứ để như vậy.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, làm liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài cách trên, bạn có thể thực hiện cách chữa hắc lào bằng củ riềng với chanh như sau:
- Giã nát riềng để lấy nước rồi vắt thêm 1 thìa nước cốt chanh tạo ra hỗn hợp riềng chanh.
- Đun nóng hỗn hợp này lên rồi dùng bông gòn chấm nước đó bôi lên vùng da hắc lào 2 lần/ngày.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Cách chữa hắc lào ở chân tận gốc bằng rau răm
Rau răm không chỉ là loại rau ăn kèm hàng ngày mà còn được biết đến là một vị thuốc có tính ấm, mùi thơm, không độc và có tính sát trùng cao.
Chính vì thế mà trong đông y rau răm thường được dùng để chữa bệnh bí tiểu, rắn cắn, bệnh trĩ, lang ben, hắc lào vô cùng hiệu quả.

Có 2 cách chữa hắc lào bằng phương pháp dân gian từ rau răm như sau:
- Cách 1: Ngâm rau răm với rượu trắng trong thời gian 30 phút sau đó chà lên vùng da bị hắc lào.
Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày, làm liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp bạn loại bỏ bệnh hắc lào.
- Cách 2: Giã nát lá rau răm sau đó đắp trực tiếp vào vết thương trên da và để nguyên trong khoảng 30 phút rồi. Sau đó lau nhẹ lại vùng da bằng khăn ấm.
Lần thực hiện đầu tiên sẽ có cảm giác hơi xót nhưng những lần tiếp theo sẽ không còn cảm giác đó nữa.
Hiện tượng xót là nước rau răm đang sát khuẩn, kháng viêm, kháng nấm nên đừng vì thế mà từ bỏ. Thực hiện 2 lần vào sáng và tối trong vòng 1 tuần liên tục để loại bỏ bệnh.
Cách điều trị bệnh hắc lào ở háng bằng hạt muồng trâu tươi kết hợp bồ kết tươi
Muồng trâu còn được biết đến là muồng lác. Tất cả các bộ phận của cây muồng trâu đều có thể sử dụng chế biến làm thuốc chữa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh hắc lào.
Cách thực hiện như sau:
- Giã nát 12g hạt muồng tươi và 20g hạt bồ kết tươi.
- Ngâm vào 100ml cồn 70 độ trong vòng 7 ngày.
- Trước khi sử dụng hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương và bôi lên đó dung dịch này.
- Tích cực làm 2 ngày/lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh hắc lào ở mông bằng bồ kết và phèn
Chuẩn bị khoảng 12g quả bồ kết, 20g phèn chua. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi, đổ nước sâm sấp và đun sôi để nguội.
Khi nước này nguội bạn có thể dùng để tắm hoặc bôi vào vùng da bị hắc lào.
Chữa hắc lào bằng cây kiến cò
Cây kiến cò hay còn gọi là nam uy linh tiên, bạch hạc. Các bộ phận của cây này đều có tác dụng chữa bệnh hắc lào rất hiệu quả; là cách chữa hắc lào theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng.
Cách làm như sau:
- Dùng 50g hỗn hợp rễ, cành, lá của cây kiến cò rồi rửa sạch và đem giã nát.
- Sau đó đem ngâm với 100ml cồn 70 độ trong 7 ngày.
- Hết 1 tuần ngâm, lấy dung dịch này bôi vào vùng da hắc lào 1-2 lần/ngày sẽ có hiệu quả bất ngờ.
Bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất
Nấm da hắc lào cũng như nấm da lang ben đều là những bệnh lý lành tính của da, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu bất tiện trong cuộc sống cho người bệnh. Nếu bạn thấy có những bất thường biểu hiện trên da thì hãy đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời.