Nấm da á sừng là bệnh viêm da phổ biến hiện nay. Bệnh sẽ gây khô da, nứt và bong tróc da ở các bộ phận bị thương tổn. Nấm da á sừng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì và phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Nội Dung Chính
Bệnh nấm da á sừng là gì?
Bệnh nấm da á sừng là một dạng biểu hiện của viêm da cơ địa đặc thù, có thể gây tổn thương ở đầu ngón tay, chân, gót, bàn tay, bàn chân…Đây là hiện tượng lớp sừng của da chuyển hóa chưa hoàn tất, các tế bào còn chưa chuyển hóa hết thành sừng. Do lớp sừng được sản xuất quá nhanh và liên tục nên gây ra hiện tượng bong tróc kèm theo các triệu chứng ngứa đỏ, gây phiền toái cho người bệnh. Khi bị bệnh, nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn gây sưng tấy vì lớp sừng rất non và yếu. Nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị hiệu quả sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm và tái phát ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân bệnh nấm da á sừng
Bệnh được xác định bởi các nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Có 73% người mắc bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Rất nhiều người bệnh mắc á sừng do di truyền từ thế hệ trước hoặc người trong gia đình.
- Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch bị mất cân bằng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tấn công gây nên bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng A, C, E, D… sẽ làm ảnh hưởng đến lớp sừng và tế bào da.
- Do môi trường, hóa chất: Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất tẩy rửa tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Sử dụng thuốc trị bệnh: Mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc trị bệnh khiến bệnh hình thành.
- Do cơ địa: Những người có da khô sẽ có tỉ lệ mắc bệnh đến 30% so với người có cơ địa da thường.

Dấu hiệu của bệnh nấm da á sừng
Bệnh nấm da á sừng thường có một số dấu hiệu như:
- Da bị khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân với ranh giới không rõ ràng: Da bị khô quá mức; sờ vào có cảm giác thô ráp, hơi cứng chứ. Vào mùa đông, tình trạng khô da càng trở nên trầm trọng hơn.
- Các dát đỏ lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân.
- Bong tróc da và tạo vảy: Sau một thời gian, các lớp sừng trên da sẽ bị bong tróc tạo thành những mảnh vảy trắng xù xì.
- Thương tổn nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng trở nên xù xì.
- Hiện tượng ngứa ngáy: Người bệnh sẽ ngứa nhẹ nhưng nếu bị nặng thì cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
Những người nào thường mắc bệnh nấm da á sừng
Mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Nhưng bệnh thường dễ xảy ra với người có người trong gia đình bị bệnh hoặc những người có cơ địa da khô.
Nấm da á sừng có lây không?
Bệnh sẽ không lây qua các đường tiếp xúc thông thường. Nhưng bệnh có khả năng lây qua di truyền.
Nguy hiểm của bệnh nấm da á sừng
Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại gây khó chịu và bức bối; khiến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt suy giảm.
Nấm da á sừng có cần kiêng ăn gì không?
Người bị nấm da á sừng nên kiêng các loại hải sản như: cá, mực, cua…Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiêng thịt gà và thịt bò.
Những điều cần lưu ý về bệnh nấm á sừng
- Nấm da á sừng sẽ gây nên sự khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên lưu ý một số điều để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.
- Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Nên bổ sung nhiều vitamin A,D,E và các loại trái cây, rau quả xanh, ngũ cốc.
- Tránh sự căng thẳng, mệt mỏi. Luôn dành thời gian để thư giãn dau ngày làm việc mệt nhọc.
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Tránh gãi ngứa làm da bong tróc dẫn đến viêm nhiễm.
- Giữ ẩm da, bổ sung độ ẩm cho da.
- Uống nhiều nước.
- Vệ sinh da sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trên da.
Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất
Cách trị bệnh nấm da á sừng bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có vị chát, hơi đắng, tính ẩm có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, diệt khuẩn. Lá trà xanh chứa Tanin, Flavonol, các vitamin A, B2, B3, B5, C, tinh dầu, Phenol…những chất rất tốt cho cơ thể chúng ta, đặc biệt giúp ích trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh đó, lá trà xanh có chứa hoạt chất Polyphenol kích thích trao đổi chất đẩy lùi nhiều yếu tố độc hại trong cơ thể.
Bạn lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch và giã nát. Đun sôi với nước trong 15 phút rồi để nguội và cho một chút muối vào hòa tan. Lấy nước ngâm rửa các vết nấm trên da. Trong thời gian ngâm, nếu nước nguội có thể đem đi đun lại. Ngâm trong khoảng 1 giờ sẽ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể lấy bã trà xanh chà xát lên da để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.

Cách trị bệnh nấm da á sừng bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có mùi thơm, vị cay tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống giúp giảm các triệu chứng viêm da cơ địa. Theo y học hiện đại, lá lốt có chứa các hoạt chất như Beta – Caryophylen, Flavonoid, Benzyl Axetat, Ancaloit…có tác dụng rất tốt đối với việc giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, lá lốt có thể chữa bệnh hiệu quả.
Đắp lá lốt
Lấy lá lốt rửa sạch để ráo nước; sau đó lấy lá đem giã nhuyễn. Đắp lá lốt đã giã lên vùng da bị nấm. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại với nước.
Uống nước lá lốt
Lấy khoảng 100g lá lốt khô, đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi với khoảng 1,2 lít nước. Nấu đến khi còn khoảng 600ml thì tắt bếp chia đều uống trong ngày. Kết hợp bài thuốc sắc và đắp lá lốt trên sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Dùng lá lốt để tắm
Bạn lấy một nắm lá lốt rửa sạch và đun với 3 lít nước để các tinh chất của lá lốt tan vào nước. Lấy nước đã đun để nguội và dùng để tắm. Khi tắm lấy bã lá lốt chà xát lên vùng da tổn thương. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện bệnh hữu hiệu.

Cách trị bệnh nấm á sừng bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không chữa nấm da á sừng không còn xa lạ gì với mọi người. Lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh giúp ức chế các chủng vi khuẩn. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại. Các dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ giúp da khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các tinh dầu trong lá trầu không còn có tác dụng chữa lành các vết thương trên da; ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại trên da.
Ngâm, rửa với lá trầu không
Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 10 phút và cho muối hạt vào nước. Khi nước còn ấm, dùng nước ngâm vùng da bị nấm trong khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Thực hiện hàng ngày, da bạn sẽ trở nên mềm hơn và bệnh được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng lá trầu không, bèo hoa dâu và rau răm
Bạn chuẩn bị 7 lá trầu không, 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm rau răm. Rửa sạch và thái nhỏ các loại lá, đun sôi với nước khoảng 15 – 20 phút. Để nguội dung dịch rồi chắt ra khoảng 1/5 lượng nước để uống. Lượng nước còn lại có thể dùng để tắm. Lấy bã các loại lá để bôi lên các chỗ bị bệnh á sừng sẽ giúp chữa bệnh.

Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất
Tìm hiểu thêm
- [8+] Cách chữa Nấm Da Hắc Lào hiệu quả bằng phương pháp dân gia[
- Bệnh nấm da cơ địa là gì? 4 Dấu hiệu thường gặp và cách chữa trị
- [8+] Dạng nấm da vẩy nến thường gặp và cách trị bệnh hiệu quả