Vảy nến là một căn bệnh da liễu do tăng sinh tế bào gây ra. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh phát triển nặng và khó điều trị hơn. Ngoài việc uống thuốc và khám bệnh theo định kỳ, người bệnh vảy nến cũng nên có chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là 6 món ăn trị vảy nến được ông bà ta áp dụng, Nhà Thuốc Kim Thủy sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến những món ăn này nhé!

Nội Dung Chính
Tổng quan về bệnh vảy nến
Vảy nến là một căn bệnh da liễu do sự rối loạn về chức năng chuyển hóa của da tại nên. Tế bào miễn dịch Lympho của cơ thể nhận nhầm da là một tế bào cần đào thải, những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da mà người ta thưỡng gọi là vảy nến.
Triệu chứng điển hình của bệnh như: cơ thể thường xuất hiện với những mảng da đỏ hồng, phủ lên là một lớp vảy trắng; xuất hiện những vết nứt đau; da khô, nứt, có thể chảy máu; xuất hiện cảm giác gứa, đỏ da và lở loét da…những vảy nến này thường xuất hiện ở khớp gối, khuỷu tay, bàn tay và da đầu, bẹn, nách…
Nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến thường do các yếu tố như: di truyền, nhiễm khuẩn, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, làm dụng chất kích thích, căng thẳng, sử dụng những loại thuốc không phù hợp…
Món ăn trị vảy nến với canh khổ qua
Canh khổ qua còn có tên gọi khác là canh mướp đắng, đây là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Khổ qua có thể tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch; hỗ trợ điều trị vảy nến hay các vùng da bị tổn thương rất tốt. Khổ qua giàu hàm lượng các chất xơ, chất béo bão hòa, Vitamin A, B1, B2, B6…cùng các khoáng chất kẽm, kali, sắt…
Món ăn trị vảy nến canh khổ qua sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng viêm da, giảm được sự bong tróc của các tế bào; ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào da bị tổn thương. Không những thế, khổ qua còn loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể; hỗ trợ rất tốt cho người bệnh vảy nến từ bên trong. Ăn món canh này 2 – 3 lần/tuần bệnh vảy nến sẽ thuyên giảm.
Chuẩn bị: 3 quả khổ qua, 100g thịt heo nạc, 5 cây nấm hương, 4 cây nấm mèo.
Các bước thực hiện:
– Thịt heo băm nhỏ rồi ướp với 1 chút gia vị sao cho vừa miệng.
– Khổ qua rạch một bên rìa sau đó bỏ sạch ruột, rửa sạch với nước và để ráo.
– Nấm mèo, nấm hương băm nhuyễn sau đó trộn đều với lượng thịt băm đã được chuẩn bị.
– Khổ qua cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5 – 7cm, và nhồi thịt vào bên trong lõi quả mướp.
– Phi một củ hành nhỏ và cho nước vào đun sôi, bỏ thêm ít hạt nêm vào cho ngọt nước, thả khổ qua vào đun cho đến khi chín.

Món ăn trị vảy nến với chè đậu xanh
Chè đậu xanh là món ăn dân dã quen thuộc với mỗi người Việt. Chè đậu xanh có khả năng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc; cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn chè đậu xanh thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến; ngăn ngừa bệnh lan sang các vùng khác của cơ thể và loại bỏ bệnh hiệu quả.
Chuẩn bị: 150g đậu xanh, 50g nha đam, 20g nấm hương, đường cát trắng.
Các bước thực hiện:
– Ngâm đậu xanh trong nước ấm cho mềm.
– Lấy nha đam rửa sạch và bỏ vỏ, thái nhuyễn; rửa sạch nấm hương, thái nhuyễn.
– Cho đậu xanh vào nấu với nước cho mềm. Sau đó cho thêm nha đam, nấm hương, đường cát vào.
– Khi nấu sôi chín, bạn tắt bếp và thưởng thức.

Món ăn trị vảy nến với canh rau má
Rau má chắc hẳn là loại rau mà ai trong số chúng ta đều biết đến. Rau má có công dụng giải nhiệt, giải độc rất tốt. Rau má giàu vitamin, khoáng chất giúp cơ thể hạ nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu và chống viêm; hỗ trợ việc đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể, giúp vẩy nến ít tái phát hơn. Rau má sẽ làm dịu những biểu hiện da khô khao, bong tróc, ngứa ngáy thường xuyên; tăng cường sức đề kháng bên trong thì còn phải làm dịu các tổn thương bên ngoài.
Chuẩn bị: 200g rau má, 50g thịt nạc băm nhuyễn, gia vị cần thiết.
Cách bước thực hiện:
– Rửa sạch rau má, để cho ráo nước.
– Xay nhuyễn thịt, ướp thịt với một ít tiêu, muối, đường, hạt nêm.
– Đặt lên bếp một chảo dầu cho nóng, cho thêm hành vào phi thơm. Cho thịt vào xào chín; cho thêm một ít nước để thịt mềm và ẩm.
– Đun sôi nước và cho thịt xào và rau má vào. Khi rau vừa chín, nêm thêm gia vị cho canh vừa ăn.

Món ăn trị vảy nến với rau diếp cá sốt cà chua
Rau diếp cá chứa lượng lớn thành phần kháng viêm cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể; rau diếp cá tiêu thủng, thải độc, thanh nhiệt hữu hiệu. Cà chua có hàm lượng chất oxy hóa cao có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến, giúp da hồi phục nhanh hơn. Rau diếp cá sốt cà chua là món ăn trị vảy nến được nhiều người sử dụng vì hiệu quả mà nó mang lại.
Chuẩn bị: 100g diếp cá, 2 quả cà chua, 50g thịt heo, 100g dưa leo thái mỏng.
Các bước thực hiện:
Thịt heo rửa sạch và băm nhuyễn. Sau đó cho cà chua vào xào chung với thịt để làm nước sốt chấm rau diếp cá.

Món ăn trị vảy nến với canh atiso
Atiso là một loại cây lá gai có tác dụng hạ Cholesterol xấu trong máu, đào thải Cholesterol; tăng tiết mật, giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, tốt cho gan mật. Uống canh atiso rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh vảy nến vì atiso thanh nhiệt cho cơ thể, giúp đẩy lùi và loại bỏ hoàn toàn các dấu hiệu của bện vảy nến.
Chuẩn bị: 200g bông atiso tươi, 50g thịt vịt, các loại gia vị cần thiết.
Các bước thực hiện:
– Rửa sạch bông atiso và tách các cánh của bông ra, để cho ráo nước.
– Làm sạch thịt vịt. Nấu thịt vịt với nước để lấy nước dùng.
– Cho atiso vào nước canh để nấu chín. Nấu với lửa riu riu. Sau khi thấy atiso vừa chín tới, hãy nêm gia vị cho vừa ăn.

Trị vảy nến với giò lợn tiềm thuốc bắc
Thuốc bắc có tác dụng rất tốt với cơ thể, đặc biệt là với người bệnh vảy nến. Sử dụng các loại thuốc bắc sẽ giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện bệnh vảy nến nhanh chóng và an toàn. Giò lợn tiềm thuốc bắc giúp làm mát gan, nhuận phế, điều huyết, bổ huyết…chữa bệnh vảy nến hữu hiệu.
Chuẩn bị: 1 cái móng giò lợn, 10g cúc hoa, 12g mạch môn, 12g bạch thược, 12g xuyên khung, 12g đương quy, 12g sinh địa.
Cách thực hiện:
Làm sạch móng giò. Sau đó hầm móng giò với các nguyên liệu còn lại. Sau khi món ăn đã chín, cho ra bát và dùng khi còn ấm.

Tham khảo thêm >>>