Mẩn ngứa ở tay là căn bệnh kéo dài với biểu hiện điển hình là các nốt đỏ như muỗi đốt ở tay. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng da nếu không sớm điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây mẩn ngứa ở tay và cách trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính
Nguyên nhân nổi mẩn ngứa ở tay, chân
Nguyên nhân gây bệnh nổi mẩn ngứa được xác định như sau:
- Dị ứng thực phẩm. Những người có cơ địa nhạy cảm thường sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm. Những loại hải sản, thực phẩm từ sữa, thịt đỏ…không chỉ gây tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ ở một số người mà còn gây hiện nôn ói, suy hôn hấp, tiêu chảy.
- Phản ứng với nọc độc của động vật. Vết côn trùng đốt bị sưng to, màu sắc trở nên đậm hơn. Khi bị đốt, khoảng 30 phút sau tại chỗ đốt sẽ nổi mẩn đỏ, nếu gãi nhiều có thể khiến các nốt sần xuất hiện nhiều hơn.
- Dị ứng thuốc kháng sinh. Những thuốc liều mạnh hay những người suốt thời gian dài uống thuốc ngủ, thuốc an thần…khi vào dạ dày không được phân giải hoàn toàn hoặc gan yếu không chuyển hóa các dược tính của thuốc dẫn đến dị ứng, nổi mẩn ngứa trên tay.
- Dị ứng hóa chất. Người tiếp xúc nhiều với những hóa chất cũng sẽ khiến tay bị mẩn đỏ. Những hóa chất như chất nhuộm, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, chất tẩy, xà phòng, dầu thơm, mỹ phẩm…Người bị dị ứng sẽ có biểu hiện da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc.
- Mắc các bệnh về gan. Chức năng gan suy giảm do bị nhiễm độc, mắc bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ dẫn đến hiện tượng chất độc tích tụ và gây dị ứng cho da.
- Bên cạnh đó, bệnh còn được gây ra bởi các bệnh về da như: Viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến, bệnh chàm, bệnh mề đay, bệnh Lupus ban đỏ…

Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở tay
Bệnh có một số biểu hiện như:
- Trên da xuất hiện các nốt mẩn ngứa, vùng da phát ban màu hồng có thể xuất hiện ở một vị trí hay ở một vùng da cố định.
- Các mẩn ngứa phát triển thành từng mảng dày, sưng phù mạch máu dưới da.
- Xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy nóng rát kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi, sức khỏe giảm nghiêm trọng.
- Tình trạng nặng hơn là người bệnh rơi vào tình trạng khó thở, sốc phản vệ, suy nhược cơ thể, nguy cơ bị nhiễm trùng vì gãi mạnh làm xước da.
Nổi mẩn ngứa tay có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp nổi mẩn ngứa ở tay sẽ biến mất trong một vài giờ đến một vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu người bệnh không kiểm soát được hành động gãi ngứa sẽ khiến da bị trầy xước; tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng da, có thể chảy mủ, dịch vàng, lở loét…Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh gây ra lại làm ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh; khi gãi sẽ dễ bị bong tróc, chảy nước làm tổn thương đến làn da; thậm chí gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng cho da sau khi bớt có thể để lại thâm sẹo trên da.
Khi nào nổi mẩn ngứa ở tay chân cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần gặp bác sĩ khi xuất hiện tình trạng sốt cao hoặc sốt lặp lại nhiều lần; tình trạng mề đay xuất hiện một cách đột ngột và lây lan nhanh chóng; có dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, xuất hiện mủ vàng hoặc xanh.
Phương pháp chữa mẩn ngứa ở tay với lá khế
Lá khế là loại lá cây quen thuộc và dễ tìm. Lá khế có vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện; được dùng để chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Lá khế được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù, mề đay ở da hiệu quả. Sử dụng lá khế để điều trị mẩn đỏ rất an toàn đối với sức khỏe người sử dụng; không gây ra các tác dụng phụ và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Bạn lấy lá khế tươi cho vào chảo rang đến khi lá héo đi. Dùng lá này chà xát trực tiếp lên da tay nổi mẩn ngứa. Lưu ý, không được sử dụng lá khế nóng bởi chúng có thể gây hỏng làn da. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần thì triệu chứng bệnh mới nhanh chóng được cải thiện.
Hoặc bạn cũng có thể dùng lá khế rửa sạch và đem đun với nước. Dùng nước này để ngâm tay trong 10 – 15 phút, áp dụng 2 – 3 lần/tuần.

Cách chữa mẩn ngứa ở tay với rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc rất tốt. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sảy…Chiết dịch từ rau má có khả năng làm lành những thương tổn da nhanh chóng, dùng để chữa mẩn ngứa hiệu quả.
Sử dụng rau má chữa bệnh rất đơn giản. Bạn lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó hãm với 200ml nước sôi uống trong ngày.

Mách bạn cách trị nổi mẩn ngứa ở tay với húng quế
Không chỉ được biết đến là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý và dễ tìm. Theo Đông y, húng quế có ôn nhiệt, vị cay nóng; làm ra mồ hôi cũng như giảm kích ứng da, tốt cho tiêu hóa, lợi tiểu. Húng quế còn được sử dụng điều trị một số bệnh tiêu hóa, nổi mề đay mẩn ngứa, khó tiểu tiện, dị ứng. Húng quế chứa tinh dầu thơm mùi chanh pha sả, chứa linalol, cineol, metylchavicol, estragol…Tinh dầu nóng trong húng quế sẽ làm ngăn tình trạng ngứa ngáy và chống nhiễm khuẩn.
Bạn lấy 1 nắm khoảng 30g lá và thân húng quế rửa sạch sau đó cho nước ngập vào và sắc nhỏ lửa. Sắc đến tới khi còn khoảng 1 bát nước thì lấy uống khi còn ấm. Lấy bã lá đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa. Sức nóng và tinh dầu ấm từ húng quế sẽ giảm ngứa, giảm sưng phù tại chỗ. Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày trong liên tiếp trong 3 ngày để bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Cách hạn chế nổi mẩn ngứa ở tay
Một số biện pháp cải thiện bệnh như:
- Tẩy tế bào chết ở tay, dưỡng ẩm tay, bổ sung độ ẩm giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy; phục hồi những vết sần và mẩn đỏ.
- Chỉ vệ sinh da với nước ấm, không sử dụng nước nóng để tránh ảnh hưởng đến da, làm cho da bị khô, ngứa.
- Không sử dụng các loại chất tẩy mạnh vì có thể gây kích ứng và khiến cho ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn. Chỉ nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ để sử dụng trên da.
- Chườm lạnh vùng da tay nổi mẩn.
- Tránh những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê… thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, thịt đỏ…
Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
Đầu ngón tay bị lột da | Bong da ở đầu ngón tay | Viêm quanh móng tay | Bệnh nứt da ngón tay |