Thống kê của Bộ Y tế năm 2014, hơn 90% phụ nữ Việt Nam ít nhất một lần từng bị bệnh phụ khoa. Con số đáng báo động này cho thấy, để tự bảo vệ mình trước bệnh phụ khoa thì phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ theo sự tư vấn của bác sĩ. Biết được khám phụ khoa là khám những gì? Các bước khám với bác sĩ diễn ra như thế nào sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ.

Nội Dung Chính
Đi khám phụ khoa là khám những gì?
Cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng; buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ; âm đạo; cổ tử cung). Khi khám phụ khoa; bác sĩ sẽ khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới.
Đồng thời chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu; siêu âm ổ bụng,… nhằm phát hiện chính xác bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản.
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thử cổ tử cung; ung thư âm hộ; âm đạo sẽ chỉ định họ làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết như sinh thiết cổ tử cung, test pap,…
Các bước khám phụ khoa gồm những gì?
Thông thường trong khám phụ khoa, bạn sẽ được khám theo các bước sau:
– Bước 1: Hỏi thông tin
Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động thăm khám nào; bác sĩ sẽ hỏi bạn thông tin cá nhân; tình trạng bệnh lý; dấu hiệu của bệnh và tiểu sử bị bệnh của bản thân. Qua những thông tin ban đầu; bác sĩ sẽ quyết định các bước khám chi tiết tiếp theo.
– Bước 2: Khám ngoài
Việc khám ngoài bao gồm việc quan sát và kiểm tra bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ; vùng ngực xem có gì bất thường không.
– Bước 3: Khám âm đạo
Khám phụ khoa không thể bỏ qua khám âm đạo. Đây là bước bác sĩ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không, sau đó sẽ đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo để quan sát thành âm đạo, cổ tử cung.
Tại bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh phụ khoa. Bạn nên biết các bước khám gồm những gì để không bỏ qua bất cứ bước nào nhé.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục ở những phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.
– Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo
Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo. Việc này nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm; trùng roi, tạp khuẩn hay không? Dịch âm đạo thường được lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.
– Bước 5: Khám tử cung
Để khám tử cung; bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí; kích thước của tử cung. Bên cạnh đó; tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc; tình trạng của tử cung; cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng.
Khám bác sĩ để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.
– Bước 6: Xét nghiệm
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
– Bước 7: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại
Sau khi đã kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết; bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất; đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Những lưu ý khi đi khám bệnh
Bên cạnh những kiến thức về khám phụ khoa là khám những gì; bạn đọc có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để buổi khám phụ khoa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Đi khám phụ khoa nên mặc gì?
Khám phụ khoa nên mặc gì? Theo lời khuyên của nhiều phụ nữ từng đi khám phụ khoa, mặc váy xuông có chất liệu rộng rãi; thoải mái là hợp lý nhất khi đi khám phụ khoa. Khi mặc váy bạn sẽ không cần phải thay váy của phòng khám bệnh viện mà chỉ cần vén váy cao lên là được.
Nếu lựa chọn quần thun, quần bò,… bạn cũng lưu ý không nên mặc đồ bó sát, gây bất tiện khi đi khám.
Khám phụ khoa vào thời điểm nào là tốt nhất?
Bạn gái nên khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần trong trường hợp không có nghi ngờ gì về tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn nên đi thăm khám ngay nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường tại vùng kín như: Ngứa rát; tiết nhiều khí hư bất thường; có mùi khó chịu; đau khi quan hệ tình dục…
Có kinh có khám phụ khoa được không?
Bạn không nên đi khám phụ khoa vào lúc có kinh nguyệt; hãy đợi cho sạch kinh sau 3-5 ngày trước khi đi khám. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu là khám những gì thì bạn cần lựa chọn thời điểm thăm khám để có được kết quả tốt nhất.
Khám phụ khoa trong chù kỳ kinh nguyệt; kết quả soi tươi dịch âm đạo hay xét nghiệm nước tiểu có thể không chính xác vì lúc này lượng hóc-môn trong cơ thể đang có sự biến đổi; dịch nhầy ở cổ tử cung và âm đạo cũng nhiều hơn bình thường.
Hơn nữa trong những ngày kinh nguyệt âm đạo nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm phụ khoa; nếu khám vào thời kỳ này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh phụ khoa.
Tuy nhiên, nếu trong chu kì kinh mà chị em gặp các dấu hiệu bất thường như máu âm đạo ra thất thường, rong kinh quá dài ngày, đau bụng dữ dội mà các chu kì kinh trước không có thì nên đi khám ngay không cần đợi sạch kinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách khám. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với chị em.
Mọi thắc mắc về phụ khoa, liên hệ Nhà Thuốc Kim Thủy tư vấn miễn phí qua hotline: 0931.672.449
Tham khảo thêm thông tin về các bệnh phụ khoa
Sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo không đúng cách có thể gây nguy hiểm
Cả Đời Không Lo Mắc Bệnh Phụ Khoa Nhờ Ăn Những Thực Phẩm Tốt Cho Vùng Kín Sau