16 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Đường Tiết Niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng đông y

Thuốc đông y có thể giúp người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thanh lọc cơ thể và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả những dấu hiệu của căn bệnh khắc phục tình trạng nhờn thuốc và mệt mỏi khi sử dụng kháng sinh. Do đó, hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy tìm hiểu về các bài thuốc trị bệnh nhé.

Tìm hiểu: Viêm Đường Tiết Niệu Là Gì? 7 Dấu Hiệu Của Bệnh Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng đông y
Các cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc đông y

Nội Dung Chính

16 Bài thuốc đông y trị viêm đường tiết niệu

Bài thuốc 1

  • Hải kim sa 15g
  • Cỏ seo gà 30g
  • Dây mướp đắng 15g
  • Chè 5g

Cách làm:

Đổ tầm một lít nước sau đó cho hải kim sa; cỏ seo gà, dây mướp đắng vào đun sôi tầm 20-30 phút. Cho chè vào tiếp tục đun sôi hai phút nữa. Ngày uống một thang. Cũng có thể làm theo cách sau; cho bốn vị trên vào pha với nước sôi tầm 15 phút để uống; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp và giải độc; điều trị viêm đường tiết niệu; sỏi niệu đạo và viêm thận thủy nhũng.

Bài thuốc 2

  • Hải kim sa 30g
  • Trà 15g
  • Gừng tươi 2 nhánh
  • Cam thảo 5g

Cách làm:

Hải kim sa, trà tán bột, chia gày hai-ba lần, mỗi lần lấy 9g bột và cho thêm cam thảo, gừng nấu nước uống có công dụng thanh nhiệt thông lâm, lợi tiểu tiêu trướng. Bài thuốc giúp điều trị viêm đường tiết niệu các bệnh như tiểu tiện không thông, đái dắt, bụng dưới đau tức.

Bài thuốc 3

  • Ngải cứu (cả rễ) 45g
  • Cỏ seo gà 15g
  • Rễ cỏ tranh 15g
  • Mật ong 10g

Cách làm:

Ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà trộn đều cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15-20 phút sau đó lấy nước thuốc hòa mật ong uống nóng. Ngày uống một thang và chia làm hai lần trước bữa ăn có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu tiêu thũng giải độc mát máu. Bài thuốc chữa bệnh viêm niệu đạo, viêm thận hoặc viêm bàng quang.

Bài thuốc 4

Hạt ích mẫu, chè mỗi thứ 6-9g. Sau đó cho hai vị này vào nồi đổ thêm 600ml nước đun sôi cho tới khi còn 300 ml nước, hoặc có thể đun trong 20 phút. Uống ngày hai thang vào những lúc đói có tác dụng thanh nhiệt, thông lâm, trị tiểu đục, tiểu ra máu, tiết dắt và nóng buốt.

Bài thuốc 5

  • Vỏ trắng rễ liễu 60g
  • Nụ hoa hòe 30g
  • Đường trắng vừa đủ

Cách làm:

Cho hai vị thuốc vào nồi sau đó đổ 1,5 lít nước đun cạn còn 500ml, cho đường trắng vào đun tiếp cho sôi. Uống ngày một thang thay chè giúp điều trị viêm đường tiết niệu, chữa bí tiểu, tiểu buốt…

Lưu ý: Người có chứng hư hàn và âm hư hữu nhiệt không dùng được, khi uống thuốc nên kiêng rượu và các chất cay nóng

Bài thuốc 6

  • Kim tiền thảo 30-60g
  • Râu ngô 30-60g
  • Chè 5g

Cách làm:

Cho cả ba vị vào nồi, đổ nước ngập thuốc đun sôi 10 -15 phút sau đó chắt lấy nước, rồi lại đổ nước vào đun tiếp như vậy. Hợp hai nước lại chia uống dần trong ngày. Cách khác là tán thành bột thô cho vào ấm đổ nước đun sôi vào hãm trong 20 phút và uống trong ngày có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp, lợi niệu bài sỏi. Chữa sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi túi mật…

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể điều trị an toàn bằng nhiều cách. Tuy nhiên hãy tham khảo những phương pháp an toàn và có lợi nhất cho người bệnh.

Bài thuốc 7

Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái buốt, đái dắt do nhiệt gây ra dùng biển súc 16g độc vị uống hàng ngày hoặc biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 8

Chữa viêm bàng quang dùng long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ bắc 10g, sinh địa 12g, cam thảo 4g.

Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 9

Nếu viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái buốt, tiểu nóng dùng biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g. Hoặc chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4 g, Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 10

Trường hợp đái ra dưỡng chấp dùng biển súc tươi 60g, thêm hai quả trứng gà, sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày. Hoặc dùng du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước  hàng ngày.

Bài thuốc 11

Nếu nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí đái do thấp nhiệt dùng diếp cá tươi 60g (nếu khô 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g sắc uống hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.

Bài thuốc 12 

Điều trị bệnh tiết niệu do nhiệt gây ra dùng cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g hoặc thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục, phải thông lâm hóa trọc dùng tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 13 

Nếu viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt dùng hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.

Trường hợp tiểu tiện khó dùng rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 14 

Chữa đái buốt, đái đục dùng vỏ rễ cây duối; rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g; sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm theo đái dắt nước tiểu vàng đỏ; có cặn, sỏi dùng bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 15 

Trường hợp viêm tiết niệu đái ra máu dùng bạch mao căn 30g; rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g; bông mã đề 30g. Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu dùng cỏ nhọ nồi 20g; sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g; cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 16

Nếu đái ra máu, đau buốt, nhỏ giọt do thấp nhiệt dùng địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, thông thảo 6g, hoàng bá 6g,  cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

nha thuoc kim thuy tu van

Tham khảo thêm

Thuốc Mộc Hương điều trị viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa

Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu sẽ giúp chị em cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa Mộc Hương
Thuốc trị viêm đường tiết niệu thảo dược Mộc Hương 

Thuốc thảo dược Mộc Hương chuyên trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo; ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát vùng kín, tiểu buốt; viêm lộ tuyến cổ tử cung từ nhẹ đến nặng… Thuốc còn hỗ trợ: làm hồng, se khít âm đạo; phòng ngừa nhiễm khuẩn do thủ thuật phụ khoa, giúp mẹ mới sinh em bé tránh sa dạ con… Thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây kích ứng; an toàn cho cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng viêm đường tiết niệu. Khi thấy có những biểu hiện bất thường, chị em nên có biện pháp xử lí ngay để tránh viêm nhiễm nặng thêm nhé!

ĐẶT MUA THUỐC PHỤ KHOA THEO MẪU SAU

[caldera_form id=”CF5e3bcaa77da2f”]
5/5 - (2 bình chọn)
[Sassy_Social_Share]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *