Hà ăn chân đối với những người ở nông thôn không phải là điều xa lạ, vì công việc phải luôn tiếp xúc với ruộng đồng, chân lúc nào cũng ướt, chưa kể khi bơm thuốc người nông dân lội trực tiếp vào, họ còn phải lội dưới ao nước dơ nhiều giờ do đó chân dễ bị nước ăn gây ngứa ngáy và nổi mụn nước gây lỡ loét. Vì thế, hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu thêm về bệnh này nhé.

Nội Dung Chính
Hà ăn chân là bệnh gì?
Nước ăn chân là cách nói dân gian để chỉ bệnh hà ăn chân (hay là nấm kẽ chân).
Đây là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc do môi trường ẩm ướt, mang giày vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi.
Tác nhân gây bệnh là các vi nấm sợi tơ như Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum, hoặc cả vi nấm men Candida albicans.
Nguyên nhân gây bệnh hà ăn chân
– Bệnh lây truyền ở những khu vực ẩm ướt do đi chân trần.
– Nước ăn chân do vi nấm Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền ở những khu vực vi nấm bám vào da ẩm ướt ở bàn chân, nhất là vùng da ở các kẽ ngón chân.
Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhất là các kẽ ngón chân nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn do bơi, lội trong nước bẩn vùng lũ, lụt. Khi bị nhiễm vi nấm, ngứa là biểu hiện đầu tiên do da bị tổn thương. Gãi khiến da bị phồng rộp, trầy xước, loét làm đau đớn, sưng nề, viêm.
Triệu chứng bệnh nước ăn chân

– Tróc vảy khô, ngứa ngáy, khó chịu ở chân.
– Lên mụn nước hoặc viêm các kẽ ngón.
– Vị trí thường gặp ở kẽ của ngón chân giữa, ngón chân áp út.
– Lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới da đỏ ướt.
– Lòng bàn chân và các cạnh ngoài của bàn chân có mụn nước hoặc da màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân.
– Trường hợp bị bội nhiễm chân sưng tấy đỏ, có mủ, gây sốt và nổi hạch ở bẹn
Hà ăn chân có lây truyền không?
Bệnh có thể lây truyền cho nhiều người khi tiếp xúc với nước bẩn, nhất là trong vùng mưa lũ, lụt, ngay cả trong nhà tắm, nhà vệ sinh ẩm ướt hay do dùng chung chậu tắm, khăn tắm, quần áo, tất, giày, dép..
Để ngăn ngừa sự lây lan các bạn nên áp dụng một số cách chữa trị hà ăn chân được dân gian lưu truyền lại. Hãy cùng tìm hiểu thêm về 3 cách chữa trị sau đây nhé.
Phòng ngừa chứng nước ăn chân
Để phòng ngừa chứng nước ăn chân, bạn cần:
– Vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày.
– Chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.
– Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo giữa các ngón chân.
– Không nên mang giày suốt cả ngày.
– Không dùng giày, dép chung với người khác, rất dễ bị lây bệnh.
– Không nên đi giày, dép quá chật.
– Nên giặt tất với nước nóng để “tiêu diệt” vi khuẩn.
Cách trị hà ăn chân bằng lá trầu không
Theo dược học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có nhiều tác dụng như trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Đối bệnh nước ăn chân, sử dụng lá trầu không để làm giảm các triệu chứng của bệnh như giảm ngứa, loại bỏ lớp tế bào chết trên da và diệt trừ vi khuẩn.

Bạn có thể vò nát lá trầu không xát vào các kẽ ngón chân hoặc dùng 10 lá trầu không đun sôi với 1/2 lít nước, để nguội, sau đó hòa tan một cục phèn chua kích thước bằng đầu ngón tay cái. Rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa bằng nước này. Bôi thêm thuốc mỡ sát khuẩn để hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn thử cách trên mà không hiệu quả, hãy Liên Hệ với chúng tôi
Cách trị bệnh chân bị hà bằng Nước muối pha loãng
Khi có biểu hiện ngứa, trầy xước da do lội nước nhiều hay chân, tay luôn ẩm ướt thì biện pháp đơn giản là ngâm chân vào nước có pha thêm dấm ăn, rượu hay muối.

Cách ngâm: cho 1-2 cốc nước dấm ăn hay một chén rượu, một lượng muối vừa đủ (để pha nước muối nhạt) hay nước muối sinh lý 0,9%, vào chậu nước nhỏ, ngâm chân ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Sau đó lau khô bằng khăn mềm. Cách làm này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa.
Nếu bạn thử cách trên mà không hiệu quả, hãy Liên Hệ với chúng tôi
Cách trị bệnh hà ăn chân bằng Rau sam
Rau sam thường mọc ở những nơi đất ẩm mát ven vườn, bờ ruộng như một loại cỏ dại. Ông cha ta thường dùng rau sam để chế biến các món ăn như xào hay làm nộm. Nhưng ít người biết rằng đó lại là một loại dược thảo quý trị nước ăn chân rất hữu hiệu.
Lấy phần khoảng 50-100g rau sam tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát cùng muối ăn, cho hỗn hợp vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào vùng bị nước ăn. Nếu kiên trì 1 lần/ ngày, vùng chân loét sẽ khô, se lại và hết ngứa.

Bạn có thể dùng trà khô: Nhai nát loại trà khô pha nước uống hàng ngày. Rửa chân sạch sẽ, lau khô bằng vải, sau đó nhét chè khô đã nhai nát vào kẽ chân, những nơi bị nước ăn chân. Ban đầu có thể hơi xót, nhưng sau đó cảm giác sẽ rất dễ chịu. Và chỉ cần dùng biện pháp này một lần thì đã có thể chữa khỏi ngay chứng nước ăn chân.
Nếu bạn thử cách trên mà không hiệu quả, hãy Liên Hệ với chúng tôi
Tham khảo thêm
- Trẻ bị ngứa chân phải làm sao? Các cách điều trị an toàn cho bé.
- [3+] Cách chữa trị BÀ BẦU bị ngứa nổi mụn nước ở chân hiệu quả,an toàn
- Bệnh nấm móng chân là gì? | Nguyên nhân Triệu chứng của bệnh