Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về hormone; đánh dấu bước trưởng thành của những bạn gái. Tuy nhiên, cũng chính điều kiện này lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phụ khoa tấn công trong độ tuổi này. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì khiến nhiều bé gái chịu áp lực về tâm lý; và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Nội Dung Chính
Viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì là do đâu?
Không chỉ thay đổi về tâm lý, khi bước vào tuổi dậy thì, bạn nữ sẽ bắt đầu thấy các thay đổi về sinh lý: vùng kín xuất hiện huyết trắng; kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng đều đặn; ngực và mông phát triển; xương chậu và xương hông nở ra; lông mu và lông nách cũng dần mọc lên dày hơn…
Khi bước vào tuổi dậy thì, lượng hormone trong cơ thể thay đổi; khiến môi trường vùng kín phải trải qua những biến đổi. Các cơ quan trong hệ thống sinh sản phát triển nhưng chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh viêm phụ khoa.
Bên cạnh đó, việc các bạn nữ còn bỡ ngỡ, chưa tìm hiểu những thông tin về sức khỏe sinh sản; cách phòng chống các bệnh phụ khoa; không biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày khiến nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ngày càng gia tăng.
Thậm chí, do ngại ngùng mà nhiều bạn nữ không dám chia sẻ với người thân những triệu chứng bất thường của mình; để bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn khiến quá trình điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

Triệu chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì
Để sớm phát hiện và có cách điều trị phù hợp, các bạn nữ nên nắm rõ các kiến thức về sức khỏe sinh sản; trong đó có những triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa. Theo đó, khi bị mắc bệnh phụ khoa, bạn nữ có thể thấy:
- Khí hư có màu sắc (xanh, vàng, nâu, xám), tính chất bất thường (đặc quánh, vón cục, sủi bọt); ra nhiều ở vùng kín.
- Ngứa ngáy vùng kín.
- Đau bụng dưới.
- Xuất huyết âm đạo khi không ngày kinh nguyệt.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Tiểu khó, tiểu rát.
Ngay khi thấy các dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì, bạn gái nên chia sẻ với người lớn như mẹ để sớm thăm khám và điều trị hiệu quả; tránh để bệnh phát triển âm thầm và gây ra những biến chứng khôn lường.
Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì
Cũng như với người lớn, việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì cũng cần thăm khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh; từ đó có phương pháp chữa viêm phụ khoa hợp lý và hiệu quả nhất.
Cụ thể, nếu bệnh mới chớm giai đoạn đầu, triệu chứng còn nhẹ thì bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân uống một số loại thuốc kháng sinh tiêu diệt mầm mống gây bệnh.
Trong trường hợp bệnh đã phát triển nặng, tình trạng viêm nhiễm lây lan ra nhiều bộ phận trong hệ thống sinh sản thì bắt buộc phải can thiệp bằng các thủ thuật ngoại khoa như mổ nội soi hay mổ mở.
Như vậy, có thể thấy việc phát hiện nhanh chóng các triệu chứng và tiến hành điều trị sớm là yếu tố tiên quyết trong việc chặn đứng những tác hại của bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì giúp các bạn gái chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Khi mắc viêm phụ khoa tuổi dậy thì nên làm gì?
Đối với các bé gái, khi có hiện tượng khác lạ xảy ra ở vùng kín nên chia sẻ với người thân để nhận được sự giúp đỡ và đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa; để có phương pháp điều trị dứt điểm viêm phụ khoa; tránh được những tác hại của viêm phụ khoa sau này.
Đối với các bậc cha mẹ, nên trang bị cho con những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, kiến thức phụ khoa để trẻ nhận biết được những bất thường trong cơ thể. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thường xuyên chia sẻ, tâm sự cùng trẻ để trẻ không có tâm lí e ngại về các vấn đề xảy ra tại vùng kín.
Làm thế nào để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được quan tâm, chữa trị sớm có thể gây biến chứng; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Do đó, để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

– Phụ huynh nên chú ý chỉ dẫn con cái vệ sinh âm hộ hằng ngày; luôn giữ cho vùng kín khô ráo, thông thoáng; dùng khăn giấy lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh. Chú ý không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong để lau âm đạo, âm hộ.
– Tránh mặc quần chật, cần thay quần lót thường xuyên. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách cũng làm giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể, băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng sau bốn giờ sử dụng.
– Các bé không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín;… cần đi khám và điều trị; không tự ý làm vỡ mụn mủ.
– Khi có dấu hiệu ngứa rát bộ phận sinh dục; sưng tấy hoặc tiểu rát;… cần nói với cha mẹ để được đưa đi khám ngay. Nếu để nặng, việc điều trị sẽ khó khăn; ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe; để lại hậu quả khó lường.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bậc phụ huynh cũng như các bạn gái nhiều kiến thức hữu ích để phòng bệnh nhé!
Tham khảo thêm
- Viêm phụ khoa nhẹ: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị hiệu quả
- Bạn lo lắng viêm phụ khoa mãn tính có chữa được hay không?
- Top 5 cây thuốc nam chữa viêm phụ khoa tốt nhất ngay trong vườn nhà