Trẻ em rất mê bánh kẹo và đồ ngọt nên bệnh sâu răng ở trẻ em không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ. Hãy cùng Nhà Thuốc Kim Thủy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác hại mà bệnh sâu răng ở trẻ em gây ra nhé!

Nội Dung Chính
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em thường do nhóm vi khuẩn mutans streptococcus gây nên. Vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra tạo ra một lớp màng nhầy màu vàng; lớp màng này chứa axit ăn mòn men răng, khiến răng bị hư hỏng và hình thành lỗ sâu.
Nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển chủ yếu là do thói quen ăn uống. Trẻ em rất thích ăn bánh kẹo, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong thức ăn bám vào răng và phát triển. Thói quen không đánh răng sau khi trước khi đi ngủ của trẻ cũng góp phần giúp vi khuẩn phát triển và gây sâu.
Các dấu hiệu bệnh sâu răng ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh sâu răng ở trẻ em chủ yếu là răng bị đau buốt và hơi thở có mùi hôi kéo dài. Bạn có thể nhìn thấy những đốm đen trên răng của trẻ. Khi có những triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ để được khử trùng rồi trám chỗ sâu hoặc nhổ răng.
Tác hại của bệnh sâu răng ở trẻ em
Nhiều người nghĩ rằng sâu răng ở trẻ em sẽ không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, tư tưởng đó là hoàn toàn sai lầm. Sâu răng ở trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé sau này.
- Sâu răng sẽ khiến răng trẻ bị ê buốt do tủy răng bị tổn thương. Nếu không được điều trị, có thể gây ra viêm tủy răng, dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng.
- Sâu răng ở trẻ còn gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm trên…sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Nghiêm trọng hơn là trẻ bị nhiễm trùng, sốt xuất huyết; biến chứng thành viêm màng não và rất dễ khiến trẻ bị tử vong.
- Trẻ bị sâu răng sẽ đau nhức, ê buốt khiến trẻ khó khăn trong ăn uống, thậm chí là mất ngủ và gây sụt cân, suy dinh dưỡng. Sâu răng còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ tự ti khi nói chuyện.
- Không những thế, sâu răng còn khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim…

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Cha mẹ có thể phòng ngừa sâu răng ở trẻ bằng cách chú ý những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối ấm để làm sạch mảng bám trên răng. Ngoài ra, nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối.
- Bổ sung cho bé những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng.
- Hạn chế để trẻ ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì việc này có thể khiến vi khuẩn tiếp xúc với răng lợi của trẻ và gây ra tình trạng sâu răng.
- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách chữa bệnh sâu răng bằng thuốc thảo dược Nam Hoàng
Bệnh sâu răng ở trẻ em sẽ được cải thiện hữu hiệu với thuốc trị nhức răng thảo dược Nam Hoàng. Thảo dược Nam Hoàng được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên như: Binh lang, bạch chỉ, tế tân, uy linh tiên, cùng một số thảo dược bí truyền khác. Thuốc được điều chế theo công thức bí truyền ba đời với các công đoạn ngâm, ủ, nung nấu, cô cất. Đây là phương pháp bào chế thuốc đặc trị đau răng, sâu răng, tê buốt; giúp diệt các loại vi khuẩn gây hại cho răng rất nhanh. Thuốc giúp đặc trị các bệnh về răng lợi như: đau nhức răng; viêm chân răng, viêm lợi; hôi miệng, ngứa chân răng; viêm nha chu do sâu răng; nhiệt loét miệng; diệt khuẩn gây hại răng, tê buốt răng… Trong vòng 30 phút dùng thuốc, trẻ sẽ giảm đến 90%, những cơn đau nhức. Thuốc có thể chữa khỏi hẳn sâu răng ở trẻ nếu dùng đủ liệu trình.

Sử dụng thuốc thảo dược Đông y Nam Hoàng:
– Lắc đều lọ trước khi sử dụng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dùng tăm bông chấm thuốc bôi lên răng.
– Dùng 4 lần/ngày. Sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
ĐẶT MUA THUỐC TRỊ NHỨC RĂNG THEO MẪU SAU ĐÂY
[caldera_form id=”CF5e58e8568330f”]Tham khảo thêm >>>>>
Bé bị đau răng có sao không? Cách điều trị bằng thảo dược Đông Y?