Nấm da đầu là tình trạng do nấm men, nấm mốc,… tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến da bị tổn thương và rụng tóc. Loại nấm này thường sống ở nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó, những người thường ra nhiều mồ hôi có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Nội Dung Chính
Nấm da đầu là bệnh gì?
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc, viêm da đầu khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin. Khi gặp các triệu chứng như: ngứa ngáy, nhiều mảng bám như gàu trên da đầu, rụng tóc nhiều hơn,… nhiều người liền cho rằng mình đã bị bệnh vảy nến da đầu sau đó tự ý mua các loại thuốc bôi, thuốc uống để sử dụng dẫn đến bệnh tình ngày một trầm trọng hơn.
Với những biểu hiện tương tự nhau: da đầu bị tổn thương, tróc vảy nhiều mất thẩm mỹ, cảm giác ngứa…không ít người nhầm lẫn giữa vảy nến, gàu và nấm da đầu. Với sự chủ quan, nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ qua thăm khám, tự điều trị, chạy chữa ở nhà dẫn đến tình trạng bệnh bùng phát nhiều hơn, nặng hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa gàu, vảy nến và nấm da đầu?
Dấu hiệu cần biết ở bệnh nấm da đầu
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm da đầu bao gồm:
- Đầu xuất hiện nhiều gàu, đầu ngứa, nổi mụn, rụng tóc, thậm chí là rụng tóc thành từng đám trên da.
- Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
- Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
- Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
- Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.
Nấm da đầu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra Kerion – một tình trạng viêm, gây đau đớn trầm trọng của da đầu. Kerion xuất hiện với biểu hiện: da đầu sưng phồng lên, mủ chảy màu vàng trên da đầu, làm cho tóc rơi ra hoặc có thể dễ dàng kéo ra.

Cách phân biệt nấm da đầu – gàu – vảy nến
Triệu chứng nấm da đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu ở đầu khác. Điều này sẽ gây khó khăn có công tác chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt các bệnh này qua một số đặc điểm như sau:
- Nấm da đầu: Là những mảng tróc vảy kèm theo đa phần là rụng tóc và có sẩn trên da đầu. Xuất hiện nhiều mụn nước, đỏ, đau đớn trên da đầu. Nấm khiến da đầu luôn luôn ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu.
- Gàu: Là biểu hiện rối loạn ở lớp sừng của da đầu. Tình trạng này gây tình trạng đóng vảy trắng sau đó rớt thành mảng hoặc tấm li ti trên tóc. Thông thường tế bào da có chu kỳ từ 4-6 tuần, trong trường hợp bị gàu chu kỳ này là 2-3 tuần. Do đó làm bong tróc nhiều hơn.
- Vảy nến da đầu: Là tình trạng mãn tính được gây ra bởi một số vấn đề về hệ thống miễn dịch. Vẩy nến gây ra tình trạng bong tróc da màu đỏ hoặc màu bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát và có thể làm rụng tóc.
Gàu chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, ít nhiều gây mất thẩm mỹ, Vảy nến da đầu lại khiến da khô làm bong tróc da màu bạc và đỏ, trong khi đó bệnh nấm da đầu không điều trị đúng sẽ để lại di chứng là hói đầu vĩnh viễn.
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Theo Bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm da đầu. Nấm da đầu có thể lây lan từ người bị nhiễm nấm qua người không bị bệnh thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng như khăn tắm, quần áo, sử dụng chăn màn chung…
Nhiễm bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da đầu với người hoặc động vật nhiễm nấm. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị nấm da đầu khi tiếp xúc với sàn nhà bẩn hoặc mặt đấu có chứa tế bào nấm.
Ngoài ra, người bị bệnh có thể bị rơi những mảnh da, vảy nhỏ có thể có chứa một lượng nhỏ tế bào nấm. Nấm có thể tồn tại trong môi trường một thời gian nhất định và gây nhiễm trùng nấm ở người khác.
Hậu quả của nấm da đầu
Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng bệnh đều ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bị bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục và điều trị hợp lý có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên ngứa ngáy dẫn đến việc gãi, cào xước thường xuyên dẫn đến nhiễm trùng, còn có tên khoa học là Kerion. Các biểu hiện cơ bản của Kerion bao gồm da đầu bị sưng phồng, chảy mủ màu vàng hoặc xanh nhạt, hình thành các vết nứt tạo điều kiện cho nấm chui vào da đầu, máu gây ra một số bệnh nguy hiểm khác, bao gồm cả ghẻ trên da đầu.
Ngoài ra, bệnh kéo dài có thể dẫn đến việc hỏng hoặc suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc. Điều này đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân suy tuyến giáp.
Bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, nhiễm trùng da đầu, nhiễm trùng máu,… Do đó nếu nhận thấy dấu hiệu, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.
Nấm da đầu nên kiêng ăn gì?
Người bệnh nấm da đầu cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, do có những món nếu ăn vào có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, điều trị mãi mà không thuyên giảm. Bên cạnh đó cũng có những món mà họ nên ăn do giúp ích nhiều cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiến hành thay đổi chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là khi bạn cần ăn kiêng để điều trị một số bệnh lý khác.

Một số thực phẩm người bị bệnh nên bổ sung bao gồm:
- Tăng lượng thực ăn chứa kẽm: Nhiều nghiên cứu cho rằng bổ sung kẽm có thể ngăn ngừa việc tiết bã nhờn và hỗ trợ nuôi dưỡng tóc. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, hạt và ngũ cốc.
- Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: bao gồm tỏi, hành tây và hành lá. Nhiều nghiên cứu cho rằng Allicin có đặc tính chống nấm và kháng viêm cao.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin B: Có thể hạn chế tình trạng bong tróc vảy, mảng bám và da chết. Vitamin B có nhiều trong đậu, thịt, thịt gia cầm, cá, và một số loại trái cây và rau quả.
Một số thực phẩm người bị bệnh cần kiêng bao gồm:
- Đường: Nấm men Candida có thể phát triển quá mức trong môi trường nhiều đường. Do đó hạn chế đường, nước ngọt hoặc bất cứ sản phẩm chứa đường nào để hỗ trợ tiêu diệt nấm.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C có thể tốt cho tất cả mọi người, trừ người bệnh nấm. Vitamin C có thể tạo ra môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển và làm tình trạng nấm da đầu thêm tồi tệ.
- Hải sản: Đây là các loại thức ăn dễ gây dị ứng, ngứa, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân nấm da đầu nên hạn chế tiêu thụ các loại hải sản.
Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu
- Không nên gội đầu quá nhiều: Bởi trong dầu gội đầu có chứa nhiều hóa chất. Dù bạn có nhiều gàu nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm dầu gội có độ tẩy gàu cao.
- Khi gội cũng không gãi mạnh để tránh làm xước da đầu, phải xả nước thật sạch khi gội đầu và thường xuyên giữ cho tóc sạch sẽ, khô ráo. Đồng thời, nên làm khô tóc ngay sau khi gội đầu hoặc vừa mới đi mưa về.
- Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu sẽ khiến cho tóc bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển mạnh dễ gây ra bệnh nấm da đầu.
- Thường xuyên giặt giũ sạch sẽ chăn, ga, gối, đệm, mũ bảo hiểm bằng nước sôi và phơi trong nắng từ 2 – 3 ngày để diệt đi vi nấm, tránh để tái phát lại các loại bệnh do vi khuẩn nấm ký sinh trên các đồ dùng cá nhân của người bệnh.
- Không dùng chung đồ với người khác để phòng tránh được nguy cơ lây bệnh từ những người khác. Tránh dùng chung lược chải đầu, khăn lau đầu, mũ đội đầu của người khác, nhất là những người mà tóc có nhiều gàu hoặc có các biểu hiện của bệnh nấm da đầu.
- Không dùng tay để gãi đầu vì sẽ khiến cho da đầu ngày càng tổn thương, khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Không dùng gel vuốt tóc, không nên nhuộm tóc khi da đầu đang bị nấm bởi hóa chất sẽ làm tổn thương da đầu.
- Không nên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, tránh căng thẳng…
Cách trị bệnh nấm da bằng chanh
Hàng tá công dụng tuyệt vời của quả chanh mang lại cho con người vì vậy mà trong mỗi góc bếp của các gia đình sẽ không thiếu bóng của loại quả này được. Với 1 lượng axit cao giúp chanh có công dụng chữa bệnh hiệu quả nữa đấy.
Hướng dẫn: Thêm 1 – 2 muỗng nước cốt chanh chanh vào một cốc nước và thoa hỗn hợp này lên tóc trong 10 – 15 phút để điều trị nấm da đầu. Chanh có thể kháng khuẩn và tiêu diệt tế bào nấm.

Cách trị bệnh bằng bồ kết
Từ lâu, trái bồ kết đen được biết đến như 1 dược liệu quý giá giúp phái đẹp trị gàu, giảm gãy rụng tóc mà còn giúp mái tóc mềm mượt, bồng bềnh. Bởi vì trong quả bồ kết có chứa 10% saponin giúp tạo bọt, kháng viêm, trị bệnh hiệu quả.

Hướng dẫn: Đem nướng quả bồ kết khô trên than đỏ rồi đun sôi với nước. Để nguội rồi gội đầu, xả lại với nước sạch nhiều lần. Trong bồ kết có thành phần saponin giúp làm sạch rất tốt.
Tham khảo thuốc trị nấm da đầu tận gốc không tái phát: TẠI ĐÂY
Trị bệnh nấm da đầu bằng bia
Bia được xem là một trong những đồ uống giải khát vào mùa hè được các đấng mày râu lựa chọn. Ngoài ra ít ai biết đến bia có khả năng làm đẹp, đặc biệt chữa trị được bệnh.
Hướng dẫn:
- Dùng 1- 2 lon bia tùy theo độ dày của mái tóc, đổ bia ra chậu, để qua đêm để lượng carbon dioxide có hại trong bia bay đi hết.
- Người bệnh ngâm phần ngọn tóc vào bia một lúc để các chất trong bia thấm đều vào ngọn tóc, sau đó mới từ từ dội bia từ đầu xuống đuôi tóc, dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp, massage da đầu để bia ngấm nhanh hơn, ngoài ra giúp kích thích tuần hoàn máu hiệu quả.
- Ủ bia trong vòng 5 phút rồi xả lại với nước sạch.

Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
Bệnh Hắc Lào | Bệnh nấm da | Bệnh Chàm |
Bệnh vảy nến | Lác đồng tiền | Móng tay bị nấm |
Nấm móng chân | Bệnh Giời Leo | Bệnh Zona thần kinh |