Nấm da cơ địa là một bệnh da liễu phổ biến. Đối tượng bị bệnh thường là trẻ nhỏ và một số ít người lớn. Bệnh sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy nấm da cơ địa là gì? Có những dấu hiệu nhận biết nào? Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Chính
Bệnh nấm da cơ địa là gì?
Bệnh nấm da cơ địa là tình trạng dị ứng có tính chất miễn dịch, xảy ra do sự thiếu hụt Filaggrin và nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên khiến da mất đi khả năng chống chọi với các yếu tố nội ngoại nhân. Bệnh thường có tính chất mãn tính, tái phát định kỳ và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng.
Nguyên nhân bệnh nấm da cơ địa
Bệnh nấm da cơ địa gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến công việc, công sống của người bệnh. Bởi thế, cần nhận biết sớm các nguyên nhân gây bệnh để tránh bệnh trở nên nặng hơn.
- Yếu tố di truyền: Theo thống kê, có 60% người bệnh có người trong gia đình đã mắc bệnh trước đó. Nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì khả năng con bị bệnh lên đến 80%.
- Chất gây dị ứng: Thường xuyên sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại gia vị, các chất kích thích, các chất từ môi trường ô nhiễm đều có khả năng gây bệnh.
- Môi trường: Thời tiết cũng đóng vai trò không nhỏ dẫn đến bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm thấp, môi trường chứa nhiều chất bẩn cũng sẽ gây bệnh.
- Cơ địa mẫn cảm: Sức đề kháng yếu không đủ sức chống chọi với tác nhân bên ngoài, cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng cũng dễ mắc bệnh.
- Các yếu tố kích ứng: Thực phẩm, phấn hoa, lông động vật…có thể là tác nhân khởi phát bệnh.

Dấu hiệu của bệnh nấm da cơ địa
Bệnh có một số dấu hiệu nhận biết như:
- Ngứa ngáy: Đây là hiện tượng hay xảy ra với người bệnh do các tác nhân nội ngoại sinh xâm nhập.
- Da nổi mẩn đỏ: Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, bong trợt…Làn da dần trở nên lẩn mẩn, nổi mụn nước trắng.
- Phù nề da: Khi mụn nước xuất hiện nhiều hơn, vùng da của người bệnh sẽ dày lên tạo cảm giác phù nề, nóng và ngứa.
- Đóng vảy tiết: Người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều sẽ khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy tiết vàng và tạo vết nứt.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng: Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, sụt cân trầm trọng…

Những người nào thường mắc bệnh nấm da cơ địa
Theo thống kê, trẻ em có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người trưởng thành. Bên cạnh đó, những người có cơ địa nhạy cảm hay người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm cũng có thể mắc bệnh.
Nấm da cơ địa có lây không ?
Bệnh không lây qua cá đường tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, bệnh có khả năng là do di truyền nên nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Do đó, khi gặp các triệu chứng của bệnh bạn nên chữa trị kịp thời để tránh bệnh di truyền sang thế hệ sau.
Nguy hiểm của bệnh nấm cơ địa
Nấm da cơ địa thường xuất hiện từng đợt rồi thuyên giảm nên không gây các biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu người bệnh gãi nhiều khiến da bị lở loét thì có thể gây nhiễm trùng da và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các vết nấm xấu xí trên da sẽ gây sự tự ti khi giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người bệnh..
Nấm da cơ địa có cần kiêng ăn gì không?
Người bệnh cần kiêng các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, thực phẩm lên men chua và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và sức khỏe bị suy yếu.
Cách phòng tránh về nấm da
Một số điều cần lưu ý để tránh mắc bệnh như:
- Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học và chất độc hại.
- Giữ ẩm cho da.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Không mặc quần áo quá chật hay quần áo làm từ vải nylon.
- Bổ sung thực phẩm rau củ xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh.
Cách trị bệnh nấm da cơ địa bằng tỏi đen
Tỏi đen có vị ngọt, chua nhẹ, hơi cay, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thông khiếu, sát trùng…Với các chất Allicin, Lially Sulfide, Ajoene, Acid Amin tự nhiên, Vitamin A, B, C, D, PP… tỏi đen có khả năng cải thiện và khắc phục triệu chứng của nấm da cơ địa. Không những thế, tỏi đen còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Sử dụng tỏi đen để ăn
Bạn lấy khoảng 1kg tỏi đen và ngâm với 1 lon bia. Ngâm khoảng 10 phút rồi cho hỗn hợp này vào giấy bạc và bọc kín lại. Hâm nóng hỗn hợp và lấy ra ăn. Phương pháp này sẽ tác động vào hệ miễn dịch và giúp cho những vùng tổn thương trên da được cải thiện. Mỗi ngày ăn khoảng 3 – 4 tép tỏi đen sẽ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng rượu tỏi đen
Bạn lấy khoảng 200g tỏi đen bóc vỏ và cho vào bình rượu đậy kín nắp. Để hỗn hợp ở nơi thoáng mát khoảng 4 – 7 ngày để các tinh chất trong tỏi hòa vào rượu. Sau khi vệ sinh da, bạn dùng rượu tỏi đen để bôi đều lên da bị thương tổn. Thực hiện hàng ngày, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cách trị bệnh nấm da cơ địa bằng dầu dừa
Không chỉ được dùng để làm đẹp, dầu dừa còn được sử dụng để trị nấm da cơ địa hữu hiệu. Dầu dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho cơ thể. Acid Lauric có trong dầu dừa có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm lành các vết thương. Dầu dừa sẽ kích thích và tái tạo những tế bào mới cho da, làm cho làn da của bạn ngày càng đẹp mịn màng. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh; cung cấp một lượng ẩm cần thiết làm dịu, giảm kích ứng da, giảm ngứa rất tốt.
Thoa dầu dừa lên da
Phương pháp sử dụng dầu dừa trị bệnh đơn giản nhất là thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị nấm. Bạn vệ sinh da thật sạch rồi lau khô. Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ để bôi lên da và để trong khoảng vài giờ rồi rửa lại với nước. Lưu ý, chỉ nên dùng với lượng vừa đủ và không nên để qua đêm có thể làm ảnh hưởng đến lỗ chân lông.
Kết hợp dầu dừa và chanh
Chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp kháng khuẩn, tẩy tế bào chết hiệu quả. Sử dụng chanh và dầu dừa sẽ làm tăng khả năng chữa bệnh. Bạn trộn đều chanh và dầu dừa với tỉ lệ 1:2. Vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp lên da; massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm vào da. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

Cách trị bệnh nấm da cơ địa bằng nghệ
Nghệ là loại nguyên liệu quen thuộc có khả năng làm đẹp và dưỡng da hiệu quả. Nghệ có chứa tinh chất curcumin giúp điều hòa hoạt động của các chất gây viêm và các tế bào miễn dịch; cải thiện nấm da cơ địa hữu hiệu. Nghệ có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại; chữa lành vết thương và hỗ trợ tái tạo da.

Sử dụng nghệ và giấm táo
Giấm táo chứa các enzym có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng viêm; cân bằng độ pH và tăng cường sức đề kháng của da. Bạn lấy bột nghệ trộn đều với lượng giấm táo vừa đủ tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị nấm. Kết hợp massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện 2 lần/ngày, các triệu chứng bệnh sẽ suy giảm.
Sử dụng nghệ và nha đam
Nha đam giúp bù nước, phục hồi làn da và giúp da khỏe mạnh hơn. Nha đam kết hợp với nghệ giúp điều trị nhiễm trùng rất tốt. Bạn lấy bột nghệ trộn đều với nha đam tạo thành hỗn hợp đặc sệt và không bị vón cục. Vệ sinh da sạch sẽ và thoa hỗn hợp lên da. Sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa sạch với nước ấm. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm
Nấm da đùi | Nấm da mặt | Nấm da ở mông |
Nấm da ở háng | Nấm da tay | Bệnh Nấm Tay Chân |