Hắc lào ở tay gây ngứa gáy khó chịu và nổi mẩn đỏ, mặc dù bệnh không gây hại và ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nó rất xấu về thẩm mĩ . Bị hắc lào ở tay nếu không chữa trị tận gốc thì nó sẽ không bảo giờ khỏi và lây lan từ vết này sang vết khác. Vì vậy, hãy cũng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu sâu hơn về bệnh hắc lào và cách phòng tránh nhé.

Nội Dung Chính
Hắc lào ở tay xuất hiện do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây hắc lào ở tay và dưới đây là một số tác nhân gây ra như:
- Do đột biến gen: Hầu hết các tế bào da sinh ra và chết đi trong một khoảng thời gian nhất định điều này dẫn đến việc các tế bào da dư thừa và bong tróc ra trên bề mặt tạo thành những lớp vảy có hình như hắc lào.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc phải bệnh hắc lảo ở tay thì nguy cơ những đứa con sinh ra sẽ có tỉ lệ mắc phải bệnh là rất cao.
- Bệnh mãn tính kết hợp với ung thư: Bệnh nhân mắc bệnh hắc lào ở tay có thể là do có tiền sử mắc các bệnh về da như: Mề đay mẩn ngứa, bệnh á sừng, vảy nến, hắc lào, viêm da cơ địa, tổ đỉa hay ung thư da,..
- Môi trường: Điều kiện sống của bệnh nhân ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc vói khói bụi và không khí không trong lành khiến tình trạng da bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn người bình thường.

Dấu hiệu thường thấy khi bị hắc lào ở tay
Bệnh hắc lào do vi nấm cạn gây ra và thường có những triệu chứng như:
- Bệnh hắc lào ở tay gây ngứa ngáy khó chịu cho vùng da bị tổn thương, đặc biệt là vào ban đêm và những ngày thời tiết nắng nóng khiến người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
- Trên da xuất hiện các vùng mẩn đỏ, xung quanh phần rìa của nó nổi nhiều mụn nước, nổi khoanh đỏ hình dạng tròn tròn như đồng tiền xu.
- Bệnh hắc lào không chỉ chuyển từ tay này sang tay khác hay lây từ các bộ phận da này sang da khác mà còn lây sang những người bên cạnh khi vi khuẩn, vi nấm lây cho nhau thông qua chất dịch từ người mắc phải.
Hắc lào ở tay có lây không?
- Sao lại không? Hắc lào lây rất ác là đằng khác.
- Ngoài lây cho người khác, bệnh này còn tự lây lan ra rộng hơn, khó chữa hơn.
Hắc lào ở tay lây qua 4 đường sau:

– Hắc lào ở tay lây từ đất sang người
- Nói là từ đất nhưng không chỉ giới hạn ở đất nhé. Mình nhớ hồi còn nhỏ về quê hay tắm ở những ao hồ đục ngầu. Hay mưa đến là ngập rất dã man, nước dâng cao có thể lội xuống tắm luôn.
- Đất ở đây là chỉ đất ở đó đã nhiễm mầm bệnh hắc lào. Và có thể nước lại là vật dẫn làm bạn bị nhiễm mà thôi.
- Đây là nguyên nhân bị tích “mầm bệnh hắc lào” cao nhất trong 4 nguyên nhân. Nên khi bộc phát, dù chữa khỏi, sau 3-6 tháng cũng sẽ tái phát rất nhanh.
- Ngoài ra, đây là nguyên nhân gây bệnh hắc lào cho bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cả vùng dễ điều trị và khó điều trị.
– Hắc lào ở tay lây từ vật sang người
- Nguyên nhân bị hắc lào thứ 2 rất hay mắc phải. Cái này ngày xưa mình cũng hay bị, anh em chị em trong nhà tắm chung, dùng chung khăn với nhau.
- Khăn ẩm và ướt không đem phơi khô, tiếp tục để trong nhà tắm đóng kín, ẩm thấp. Mầm bệnh được tích tụ trên khăn nên sẽ lây hết cho những ai dùng chung khăn này.
- Quá trình này phát nhanh, không tích mầm bệnh nhiều, triệu chứng cũng nhẹ. Ít gây tái phát nhưng thường bị ở những vị trí nhạy cảm như mông, háng, vùng kín cơ thể.
- Do bị ở vùng nhạy cảm, không dám đi khám bác sĩ, dẫn đến bệnh lan rộng … Lại thành ra bệnh nặng và mầm bệnh được tích tụ nhiều.
Tóm lại, đây là nguyên nhân gây hắc lào ở vùng khó điều trị và lưng, nách.
– Hắc lào ở tay lây từ động vật sang người
- Nguyên nhân bị hắc lào thứ 3 thì khỏi phải nói, động vật thú cưng có bao giờ tự giác ở sạch?
- Bò, heo thì chủ nào vệ sinh chuồng trại và tắm cho nó mỗi ngày thì không sao. Nhưng có những chủ trại chả tắm cho nó bao giờ, nó ăn ngủ ị tiểu tại chỗ, lăn qua lăn lại tại chỗ. Chuồng trại thì ẩm thấp, kín gió chả thông thoáng. Không nhiễm hắc lào mới lạ.
- Còn đối với thú cưng như chó mèo? Cứ mỗi lần tắm sạch sẽ cho nó là y như rằng, nó chạy ra lăn qua lăn lại trong đống đất …. Đấy là tắm thường xuyên, còn những con không được tắm thường xuyên thì sao? Mầm bệnh hắc lào ở khắp người luôn, trẻ nhỏ chơi chung cưng nựng không nhiễm mới lạ.
- Thường bạn nào bị nhiễm hắc lào từ động vật chỉ thường bị mặt, cổ, tay và chân thôi nhé. Còn bị ở mông thì thua … bị cẩu đớp mông ….
Tóm lại, bệnh hắc lào ở tay thường do động vật lây sang người.
– Hắc lào ở tay lây từ người sang người
Nguyên nhân bị hắc lào cuối cùng thì dễ phát sinh nhất. Lây từ người sang người.
- Với những người bị vùng dễ thấy như tay, chân, mặt, cổ. Thì bạn còn biết người đó bị bệnh gì đấy mà ráng tránh.
- Còn người ta bị vùng nhạy cảm không thấy được, thì làm sao bạn biết? Thậm chí, đến người ta còn không biết mình bị hắc lào nữa cơ mà.
- Nên việc tiếp xúc qua lại bình thường là rất tự nhiên, ăn cơm chung, chén đũa xài chung, … Nên một cách tự nhiên bạn cũng nhiễm bệnh hắc lào mà thôi.
- Nhưng lưu ý, thường nếu bị lây qua cách này. Chứng tỏ người bị bệnh kia cũng đã tích mầm bệnh đủ nhiều, đã lây lan rộng ra. Nên mới có khả năng lây nhiễm cho bạn.
- Tuy mầm bệnh lây qua cho bạn ít bị ẩn dưới da, chủ yếu trồi hẳn lên bề mặt. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời và cách ly người lây cho bạn kia, bệnh sẽ nặng hơn.
Cách đề phòng trường hợp này tốt nhất là bạn phải trị hắc lào bằng cách có tạo kháng thể nhé.
Hắc lào ở tay có gây nguy hiểm không?
Bệnh hắc lào có nguy hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ bạn đang bị nhiễm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
– Yếu tố đầu tiên – Thời gian ủ bệnh:
- Nếu bạn mới chỉ bị hắc lào dưới 1 tháng, thì dĩ nhiên là chẳng đáng kể gì, hoàn toàn không nguy hiểm.
- Và thời gian ủ bệnh lên tới tháng thứ 3, thì cùng lắm là chữa hơi phiền tý. Nhưng vẫn không nguy hiểm.
- Nếu bạn đã ủ bệnh hơn 9 tháng, mà trước đó đã dùng thử nhiều cách dân gian. Thì vẫn là không nguy hiểm.
- Nhưng nếu vừa ủ hơn 9 tháng, vừa không có dùng biện pháp nào khống chế bệnh. Thì bắt đầu có vấn đề rồi.
- Và vấn đề lớn dần lên khi đã bị lâu năm, lâu hơn 2-3 năm. Thì nguy cơ hắc lào ăn vào máu là cực cao.
- Nếu đã bị hắc lào ăn vào máu thì xong …. Bạn chữa thì hết đó, nhưng cứ ăn dính món mà bệnh này kỵ là bị lại ngay.
– Yếu tố thứ 2 – Vùng da bị hắc lào:
- Hầu hết mức độ nguy hiểm của bệnh hắc lào chủ yếu dựa vào vùng da bị hắc lào. Còn lại 1 số ít thì không tuân theo quy luật này:
- Vùng da dễ điều trị. Như tay, chân, mặt, cổ, nách, lưng.
- Vùng da nhạy cảm, khó điều trị. Như háng, bẹn, mông, vùng kín, bộ phận sinh dục, bìu.
– Yếu tố thứ 3 – Thói quen sinh hoạt:
Mầm bệnh hắc lào thích môi trường ẩm ướt kéo dài, kín gió và nong nóng. 2 môi trường phù hợp và thường gặp nhất chính là:
- Vùng kín của bạn.
- Nhà tắm và khăn tắm của bạn.
- 2 vùng này là môi trường lý tưởng nhất của mầm bệnh hắc lào. Cũng là nguyên nhân bị hắc lào nhiều nhất ở mọi người.
Ngoài ra có một số trường hợp cá biệt do tính chất công việc. Mà môi trường vô tình tạo ra điều kiện lý tưởng tương tự cho mầm bệnh phát triển.
Ví dụ:
- Vận động viên bơi lội phải tiếp xúc thường xuyên và dài ngày với nước. Tạo môi trường tốt cho hắc lào ở vùng kín.
- Quân nhân phải mang giày thường xuyên để trực, gác. Tạo môi trường tốt cho hắc lào ở chân.
– Yếu tố thứ 4 – Thói quen ăn uống:
- Việc nhiều người có thói quen và điều kiện ăn những món mình thích là bình thường. Nhưng ăn uống 2-3 lần mỗi tuần hoặc 5-6 lần mỗi tháng thì còn chấp nhận được. Nhưng ăn 5-6 lần hơn mỗi tuần, và trong thời gian dài mấy tháng, mấy năm. Thì là vấn đề khác.
- Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhất các bà bầu hay gặp phải. Nếu bà bầu bị phát luôn bệnh hắc lào lúc mang thai thì không nói. Nhưng khổ nỗi đa số toàn phát cho trẻ sơ sinh mới được sinh ra không mới chết….
- Những món này chứa rất nhiều thành phần dị ứng, kích ứng cao cho da của bạn. Như hải sản, tôm, cua, cá, nghê, ốc, thịt gà, sữa, bia, rượu ….
Hắc lào ở tay có kiêng ăn gì không?

Hải sản
Hải sản và các thực phẩm có mùi tanh có thể kích thích hắc lào phát triển và lan rộng. Hơn nữa, hải sản là nhóm thực phẩm có tính kích ứng cao. Nếu bạn thu nạp hải sản quá nhiều, tình trạng dị ứng có thể xuất hiện và gây tổn thương lên vùng da bị hắc lào. Điều này khiến tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Bạn nên kiêng các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, hàu, sò biển,…
Thịt gà
Thịt gà có tính lạnh nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Khi bổ sung thịt gà, vùng da bị hắc lào rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu, do đó bạn nên hạn chế thực phẩm này trong thời gian điều trị.
Bia rượu
Bia rượu là các đồ uống được sản xuất qua quá trình lên men. Men từ bia rượu sẽ kích thích vi nấm trên da phát triển và khiến tình trạng hắc lào trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, dùng rượu bia thường xuyên còn dễ làm phát sinh các vấn đề về da khác. Do đó, bạn nên hạn chế dùng các đồ uống lên men để đảm bảo kết quả của quá trình điều trị.
Thịt bò
Thịt bò không chứa thành phần ảnh hưởng đến vi nấm, tuy nhiên thực phẩm này có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau khi điều trị.
Nếu bạn không e ngại vấn đề sẹo bạn có thể bổ sung thịt bò vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu tình trạng hắc lào ở da mặt, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên kiêng thịt bò hoặc các thực phẩm có khả năng gây sẹo.
Tham khảo thêm: [8+] Cách chữa Nấm Da Hắc Lào hiệu quả bằng phương pháp dân gian
Phòng ngừa bệnh hắc lào ở tay như thế nào?
Do các biến chứng của hắc lào rất nguy hiểm, có thể lây lan cho khác nên chúng ta cần phải nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh. Cụ thể như sau:
+ Hắc lào ở tay hạn chế gãi vào ban đêm
- Khi bị bệnh hắc lào, bạn cần tránh cào gãi hay kỳ cọ vào các vùng da bị bệnh sẽ càng gây tổn thương nặng nề hơn, nguy cơ gây vỡ những đám mụn nước khiến lây lan bệnh ra những vùng da khác. Điều này rất thường gặp ở nhiều người, nhất là vào ban đêm, khi chúng ta ngủ, chúng ta sẽ khó kiểm soát được những hành vi của mình, dễ dùng tay cào vào các đốm tổn thương trên da.
+ Hắc lào ở tay hạn chế sử dụng các loại xà phòng.
- Nhiều người nghĩ rằng khi bị nổi các đốm mẫn đó trên da, chúng ta cần dùng xà phồng để làm sạch vùng da đó, nhưng đây là ý nghĩ sai lầm. Do trong thành phần của xà phồng có chứa nhiều hóa chất, các thành phần này có thể gây kích ứng nghiêm trọng vùng da bị hắc lào, sẽ làm bạn càng tăng cảm giác ngứa. Chính vì vậy, chúng ta cần cân nhắc trước khi sử dụng bất cứ các loại xà phồng, mỹ phẩm vào vùng da tổn thường này.
+ Hắc lào ở tay tránh dùng bia, rượu, thuốc lá
- Dùng bia, rượu, thuốc lá trong suốt thời kỳ bị bệnh hắc lào vì thành phần có trong các thức uống, chất kích thích, gây nghiện này có thể tăng cảm giác ngứa. Do khi uống bia, rượu, chúng ta sẽ dễ không làm chủ được cảm xúc của mình, có thể sẽ làm bạn dùng tay cọ gãi vào vùng da tổn thương, gây lây lan nghiêm trọng và nặng nề hơn bệnh hắc lào.
+ Thường xuyên vệ sinh quần áo, mùng, mền, chiếu, gối
- Bạn nên thường xuyên vệ sinh theo định kỳ nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh có thể ẩn chứa trong những dụng cụ này.
+ Không dùng chung đồ với người bị bệnh hắc lào ở tay
- Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hắc lào thì các thành viên khác không được mặc chung quần áo, không sử dụng chung khăn… với người bệnh.
+ Đảm bảo vệ sinh ở mọi nơi
- Môi trường sinh sống và làm việc phải luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, không được tù túng, ẩm ướt nhằm hạn chế việc cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều. Việc cơ thể ra nhiều mồ hôi gây ngứa ngáy chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hắc lào.
Tham khảo thêm
Bé bị hắc lào ở mặt | Hắc lào ở háng | Hắc lào ở chân | Hắc Lào ở bộ phận sinh dục |
Hắc lào ở cổ | Hắc lào ở mông | Bà bầu bị hắc lào |