Bệnh hắc lào ở chân lây lan mạnh vào mùa hè do thời tiết nóng nực, khi cơ thể chúng ta toát ra nhiều mồ hôi chính đây là điều kiện thuận lợi để cho vi nấm phát triển. Bệnh này có đặc điểm lây lan rất nhanh, người này qua người khác như tiếp xúc da, mặc chung quần áo với người bệnh. Càng gãi vì ngứa thì diện tích lan bệnh càng nhanh hơn.

Nội Dung Chính
Hắc lào ở chân bắt nguồn từ đầu?
- Do nhiễm các loại vi khuẩn nấm: microsporum, trychophyton, epidermophyton, tinea corporis, tinea capitis, tinea crusis, tinea unguium gây ra.
- Do vệ sinh kém.
- Do không khí khô nóng, cơ thể dễ ra mồ hôi, dầu nhờn sản sinh ra các loại nấm.
- Do không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi.
- Do da dầu, nhờn tự nhiên.
- Do thay đổi nồng độ hooc môn trong cơ thể, khiến da tiết nhiều dầu, nhờn hơn bình thường.
- Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, khiến cơ thể tăng tiết dầu.
- Do cơ thể có hệ miễn dịch yếu, kém.
- Do tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc dùng chung đồ dính trực tiếp với vùng da bị bệnh của người mắc lang ben.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mắc bệnh.
- Thường xuyên mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi.

Triệu chứng hắc lào ở chân mà bạn cần lưu ý
Triệu chứng thường gặp là ngứa. Đôi khi có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da.

- Những mảng da này hơi lồi nhẹ, sờ lên thấy gồ ghề, có hình vòng tròn hoặc bầu dục, mang màu đỏ hoặc nâu nhạt.
- Có hiện tượng ngứa tại những vùng da này.
- Lâu dần, hình thành các vẩy đỏ và mảng da.
- Dễ lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
- Có thể lây sang người khác nếu dùng chung đồ, quần áo, đồ vệ sinh thân thể,…
- Nếu cào hoặc gãi ngứa vào các vùng da này có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
- Các vết da đỏ mưng mủ.
- Tình trạng nhiễm trùng nặng khiến bệnh nhân bị sốt.
- Vùng da mẩn đỏ, có thể dẫn đến viêm, nhiễm, sưng, nóng rát thậm chí là hoại tử da nghiêm trọng.
Bệnh hắc lào ở chân có nguy hiểm không?
So với các bệnh lý ngoài da thì hắc lào không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của làn da. Bởi thời gian đầu, hắc lào chỉ làm tổn thương bên ngoài biểu bì và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng về lâu dài, bệnh thường phát triển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh hắc lào còn có nguy cơ để lại một số biến chứng cụ thể như là:
Gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống
Tại vùng da bị hắc lào luôn có triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Nhất là khi cơ thể bị đổ mồ hôi hoặc thời tiết nắng nóng. Các biểu hiện này thường làm cho bệnh nhân cảm thấy mỏi mệt, ngủ không ngon giấc, người bần thần khó chịu,… Kéo dài tình trạng này, bệnh nhân có nguy cơ bị trầm cảm và nhiều tác động khác do ngứa ngáy.
Mất thẩm mỹ làn da trên người
Hắc lào làm xuất hiện các mụn nước, tổn thương da, bong tróc, nứt nẻ hoặc thậm chí là gây thâm da. Trường hợp điều trị không đúng cách hoặc không điều trị, bệnh có nguy cơ chuyển hóa và để lại sẹo hoặc gây chàm hóa da. Đa số, các triệu chứng sẹo do hắc lào đều là sẹo lõm nên thường gây cảm giác làm mất thẩm mỹ làn da.
Lan rộng trên da và gây khó khăn cho việc điều trị
Điều trị không đúng cách còn khiến cho hắc lào ngày càng phát triển và gây tổn thương lan rộng. Thậm chí, bệnh còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm và gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc điều trị.
Hắc lào có nguy cơ dẫn đến vô sinh
Một vài nghiên cứu mới đây cho hay, hắc lào cũng có nguy cơ dẫn đến vô sinh khi các vi nấm tấn công trực tiếp đến bộ phận sinh dục. Các nhiễm trùng do vi nấm là tại đường sinh dục là tác nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nam và nữ giới.
Bệnh hắc lào ở chân có lây lan không?
Đương nhiên là CÓ bạn nhé.
Dễ lây lan là một trong những đặc điểm nguy hiểm của bệnh hắc lào. Vừa lây cho người khác, vừa tự lây sang vùng khác trên cơ thể bạn.
Quá trình ủ bệnh dài, ra mồ hôi nhiều, ăn uống không kiêng cử, bệnh càng nặng. Như thế càng dễ lây sang người khác và tự lây sang nhiều vùng khác cho bạn.
Bệnh hắc lào ở chân để lâu có sao không?
Sao lại không ….
- Để lâu bệnh hắc lào lan rộng ra còn kinh hơn, từ 1 đốm lan ra 3-4 đốm.
- Để lâu bệnh có cơ hội tích mầm bệnh ẩn dưới da nhiều hơn.
- Để lâu phải kiêng ăn tùm lum, kiêng bia rượu lâu hơn.
- Để lâu bệnh có cơ hội nhiễm trùng, biến thành hắc lào chàm hóa.
- Để lâu bệnh sẽ chuyển thành bệnh nặng, ăn vào máu thậm chí khó chữa.
- Để quá lâu dễ biến thành hắc lào toàn thân, chữa cực tốn tiền gấp trăm lần.
- Để lâu dù có chữa được cũng tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Bệnh hắc lào không nên ăn gì?

- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán, tránh cơ thể và da tiết dầu.
- Thức ăn tanh, hải sản như cua, cá, tôm, ngao, sò,….
- Thức ăn dễ gây kích ứng cho da như hải sản, đậu phộng,…
- Thức ăn chứa quá nhiều đạm như các loại thịt đỏ: thịt bò, trâu, ngựa, trứng, nội tạng động vật,…
- Thức ăn, đồ uống chứa cồn như rượu, bia, đồ uống có gas, caffein,…
Bệnh hắc lào ở chân không nên làm những gì?
- Gãi, làm vỡ bọng nước hoặc trầy xước các vết mẩn đỏ của lang ben.
- Sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, sản phẩm ngoài da chứa chất hóa học gây kích ứng.
- Mặc đồ chật, không thấm hút mồ hôi.
- Để mồ hôi, chất nhờn, tế bào chết tồn đọng trên cơ thể mà không được vệ sinh.
- Dùng chung đồ mặc, đồ dùng vệ sinh với người khác,
- Ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
- Vận động mạnh, ra nhiều mồ hồi.
- Tiếp xúc với bụi bẩn.
Tham khảo thêm: [8+] Cách chữa Nấm Da Hắc Lào hiệu quả bằng phương pháp dân gian
Cách phòng chống bệnh hắc lào ở chân hiệu quả
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Tắm rửa, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, tề bào chết sau khi lao động hoặc tập luyện thể dục thể thao.
- Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.
- Luôn giữ cơ thể khô ráo.
- Tránh dùng chung đồ lót, vệ sinh cá nhân với người khác.
- Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
- Tránh stress làm rối loạn hóc môn.
Hãy gọi ngay Nhà Thuốc Kim Thủy để được điều trị bệnh hắc lào ở chân một cách tốt nhất.
Gọi Ngay Hotline để gặp Bác Sĩ: 0938264300
Chat Facebook: TẠI ĐÂY
Chat Zalo : TẠI ĐÂY
Bệnh hắc lào ở chân đòi hỏi chúng ta phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể thuyên giảm bệnh. Bên cạnh việc chữa trị, các bạn cũng nên lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh làm bệnh thêm nặng hơn nhé!
Tham khảo thêm
Bé bị hắc lào ở mặt | Bệnh hắc lào ở tay | Hắc lào ở háng | Hắc Lào ở bộ phận sinh dục |
Hắc lào ở cổ | Hắc lào ở mông | Bà bầu bị hắc lào |