Trẻ em bị Hắc lào trên mặt thường rất dễ để lại sẹo cho bé. Càng để lâu, hắc lào ở mặt càng nặng và nhiễm trùng, cũng như bị bé cào gây lở loét. Khả năng bé bị sẹo là rất cao. Vì vậy, các bạn cần phải biết thêm những kiến thức cần thiết về hắc lào, sẽ giúp cho chúng ta chủ động ngăn ngừa và điều trị bệnh an toàn cho trẻ.

Nội Dung Chính
Khi bé bị hắc lào ở mặt nguyên nhân do đâu?
– Vệ sinh không đúng cách: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc vệ sinh đúng cách cho trẻ giúp ngăn chặn nhiều bệnh ngoài da, do đó chỉ cần bố mẹ thực hiện sơ xài hay không cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và hình thành bệnh hắc lào.
– Trẻ có cơ địa nhạy cảm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có làn da mỏng manh, sức đề kháng của cơ thể cũng yếu nên rất dễ bị các tác nhân của bệnh hắc lào xâm nhập vào bên trong da.
– Sự lây nhiễm: Nếu trẻ tiếp túc với những người bệnh hắc lào hay tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm của bệnh là rất cao.

Dấu hiệu bệnh hắc lào trên mặt ở trẻ
So với các bệnh ngoài da khác, hắc lào ở mặt là bệnh tương đối dễ nhận biết. Hắc lào trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu giúp nhận biết và phân biệt như:
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là xuất hiện tình trạng ngứa, sau đó xuất hiện các mẩn đỏ mọng nước, vùng da bị hắc lào thường có các chấm tròn dạng đồng tiền. Ngoài ra, trên nền da còn có thể xuất hiện tình trạng mụn nước.
– Vùng da bị hắc lào thường có ranh giới khá rõ ràng như những vùng da khác. Xung quanh vùng da bị hắc lào thường có ranh giới ửng đỏ dạng đồng tiền hoặc tròn. Khi bị bệnh hắc lào ở mặt, trẻ sẽ ngứa ngáy suốt cả ngày đêm, thường sẽ ngứa nhiều hơn về đêm dẫn đến trẻ ngủ không đủ, không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi,… Các mẩn đỏ sẽ xuất hiện rõ, mụn nước sẽ bắt đầu nổi lên ở phần rìa của vùng da bị tổn thương.
– Hắc lào ở mặt nếu không ngăn chặn bệnh kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lan sang các vị trí khác, mức độ tổn thương trên da sẽ ngày càng nặng hơn, bị chàm hoá và dễ dàng lây lan cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp.
Hãy gọi hoặc nhắn tin Zalo/Facebook, chúng tôi tư vấn cách điều trị tốt nhất cho bé
Hắc lào ở mặt của bé có lây lan không?

- Nơi bé bị hắc lào quyết định tốc độ lây lan của bệnh.
- Mầm bệnh của hắc lào rất thích môi trường ẩm ướt và ấm nóng, nhất là chỗ không thông thoáng, bí khí.
- Vì vậy ở vùng kín, bộ phận sinh dục, háng, mông rất dễ biến chứng và lây lan nhanh.
Thời gian ủ bệnh càng lâu, tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng càng cao
- Thời gian bé bị mắc bệnh hắc lào càng lâu, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hoặc hơn.
- Thì càng khó khăn trong việc điều trị triệt để bệnh hắc lào cho bé hơn.
- Càng để lâu nguy cơ bị ăn vào máu và biến chứng càng cao.
Cha mẹ phải làm gì khi bé bị hắc lào ở mặt?
Khi trẻ bị hắc lào, cha mẹ cần thực hiện những bước điều trị sau đây:
– Đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện, cơ sở y tế để tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn cùng phương pháp điều trị thích hợp, an toàn nhất cho trẻ. Việc sử dụng thuốc ở trẻ cần phải cực kỳ cẩn trọng bởi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ về lâu dài.
– Rửa sạch vùng bị hắc lào bằng nước ấm và khăn sạch. Lưu ý, khăn lau phải được dùng riêng và giặt bằng xà phòng trước, sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ nhằm tránh lây lan cho người khác hoặc lây lan sang các vùng da khác của trẻ.
– Thoa kem mỗi ngày từ 1-2 lần theo hướng dẫn của y bác sĩ. Cần sử dụng đúng liều lượng, bôi đúng vị trí để không gây kích ứng và làm phỏng những vùng da xung quanh.
– Vệ sinh và hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh đúng cách để phòng tránh bệnh (nếu trẻ đã trên 5 tuổi). Các vật dụng cá nhân của trẻ phải được khử trùng, để riêng. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng dầu gội kháng nấm.
– Cảnh báo trẻ không chạm, gãi tại những vùng phát mẩn để hạn chế lây lan. Nên cho trẻ nghỉ học để điều trị và tránh lây nhiễm cho các bạn khác.
Những món cần kiêng cữ cho trẻ khi bị hắc lào ở mặt

- Nên kiêng tôm, cua, cá, ốc, hải sản, nhất là cá biển.
- Kiêng thêm thịt gà, bia, rượu cho trẻ. Có nhiều mẹ cho trẻ nhấp môi mới ghê …
- Không chỉ phải kiêng cữ trong ăn uống, các mẹ cần kiêng cho bé sử dụng xà phòng, sữa tắm nhé.
- Nếu muốn dùng, thì các mẹ chịu khó pha loãng sữa tắm ra, đừng dùng trực tiếp lên cho bé.
- Nếu muốn cho bé ăn trứng gà, các mẹ hạn chế mỗi ngày 1 trái thôi nhé.
- Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn trái cây rau củ quả và thịt heo, thịt bò nhé.
Lưu ý: Những bé đang bú sữa mẹ thì người mẹ phải kiêng ăn những món trên.
Chăm sóc và dự phòng bệnh hắc lào ở mặt
Hắc lào mà một bệnh ngoài da có nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm. Bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc và dự phòng khoa học cho trẻ để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Một số khuyến nghị dưới đây sẽ rất hữu ích:
- Giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách. Cần thường xuyên tắm rửa, thay quần áo. Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm lau khô da cho trẻ, nhất là những vùng da có nếp gấp.
- Cắt gọn móng tay của trẻ để tránh trẻ gãi và chà xát khiến tổn thương trên da thêm nghiêm trọng.
- Không cho trẻ dùng chung khăn tắm hay bất cứ vật dụng cá nhân nào với người lớn.
- Dưỡng ẩm da cho trẻ theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực.
- Không để thú nuôi trong nhà tiếp xúc với trẻ. Đồng thời vệ sinh cho thú nuôi sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh.
Cách trị hắc lào trên mặt ở trẻ em hiệu quả và an toàn?
Có nhiều cách trị hắc lào dân gian khác nhau vừa lành tính, vừa hiệu quả cho trẻ em. Các mẹ có thể áp dụng thử từng cách để xem cách nào hiệu quả với bé nhất nhé.
Trị hắc lào cho bé bằng Củ riềng:
Củ riềng có tính ấm, kháng khuẩn, giải độc và lành tính cho da em bé. Các mẹ xem các bước chuẩn bị bên dưới để làm theo nhé.

Chuẩn bị:
- 1 củ riềng tươi, rửa sach, gọt võ.
- Giã nát và vắt lấy nước cốt.
- Có thể cất tủ lạnh nhé các mẹ, 1 lần vắt dùng được tối đa 3 ngày.
Cách dùng:
- Vùng da hắc lào trên mặt của trẻ các mẹ rửa sạch bằng nước ấm.
- Sau đó lau khô rồi bôi nước cốt giềng lên. Bôi tầm 2-3 lần mỗi ngày là được.
Trị hắc lào cho bé bằng Rau răm:
Rau răm vị cay, tính nóng, lại chứa khá nhiều thành phần diệt khuẩn, khử trùng. Ngoài ra cực kỳ dễ tìm, các mẹ cứ ra chợ là mua được cả rổ luôn ấy.

Cách sơ chế:
- Nên chọn rau răm già sẽ chứa nhiều chất diệt khuẩn hơn gấp 3 lần.
- Rau răm các mẹ rửa sạch rồi giã nát, hoặc xay nhuyễn nhé.
- Sau đó chia làm 2 phần. 1 phần để đắp, 1 phần thì vắt nước cốt để bôi.
Cách sử dụng:
- Vùng da bị hắc lào của bé các mẹ rửa sạch bằng nước ấm.
- Bôi hỗn hợp nước cốt rau răm lên và rửa lại sau 30 phút.
- Phần rau răm đã giã nát, các mẹ đắp lên rồi lấy gạc y tế băng lại. Để đó cho bé 60-90 phút thì tháo ra rửa sạch.
Trị hắc lào cho bé bằng Chuối xanh:
Chuối xanh thì chủ yếu là dùng mủ hoặc nhựa chuối để bôi cho bé. Cách này thường được áp dụng nhiều nhất, và cũng hợp với làn da của hầu hết các bé. Nên các mẹ có thể áp dụng cách này trước rồi hay thử 2 cách trên.

Cách sơ chế:
- Chuối xanh lựa chuối tiêu hoặc chuối sứ, không nên chọn chuối già.
- Và chọn chuối nào tầm 6-7 ngày nữa mới hường hường ấy. Vì như vậy mủ sẽ nhiều hơn hẳn.
- Chuối xanh chỉ cần rửa sạch sau đó xắt lát là được.
- Dùng tới đâu xắt lát tới đó, đừng cắt sẵn các mẹ nha. Giảm hiệu quả đấy.
Cách sử dụng:
- Đắp phần chuối có nhựa, mủ chuối lên vùng da bị hắc lào cho bé.
- Sau 30 phút thì rửa sạch cho bé bằng nước ấm.
- Không để quá 3 giờ nhé, vì mũ chuối rất dễ biến chất.
- Mỗi ngày bôi cho bé 2-3 lần là được.
Các mẹ nên thử dùng nhựa chuối xanh bôi lên cho bé nhé. Trong 3 cách mình bày ra, thì ngoài có thể trị được hắc lào, nhựa chuối còn có thể giảm ngứa khá hiệu quả cho bé đấy. Như vậy bé sẽ bớt quấy khóc hơn các mẹ nha.
Hãy liên hệ ngay cho Nhà Thuốc Kim Thủy khi cha mẹ áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả
Tham khảo thêm
Hắc lào ở háng | Bệnh hắc lào ở tay | Hắc lào ở chân | Hắc Lào ở bộ phận sinh dục |
Hắc lào ở cổ | Hắc lào ở mông | Bà bầu bị hắc lào |