Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân có thể xuất hiện trước-trong-sau khi mang thai. Mụn thường làm bà bầu bị ngứa gây cảm giác khó chịu dai dẳng. Mục đích của việc trị liệu, chăm sóc da ngoài việc làm giảm mụn, ngứa, hạn chế tạo sẹo còn đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hãy cùng Nhà thuốc Kim Thủy tìm hiểu bệnh qua bài viết sau đây nhé.

Nội Dung Chính
Vì sao bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân?
Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến việc bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân ở trong thai kỳ. Nguyên nhân chính nhất là do sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với sự lớn lên dần của tử cung do thai nhi phát triển đã khiến cho các vùng da trên cơ thể bị giãn, bị khô hơn và trở nên khó chịu, ngứa ngáy và có người còn bị phát ban ra ngoài.
Với những mẹ bầu có nốt mẩn ngứa ở chân là do những vết ngứa trên cơ thể lây lan xuống hoặc cũng có thể vào những tháng cuối của thai kỳ, máu sẽ dồn xuống chân của mẹ khiến chân mẹ to hơn, giãn nở ra, da bị khô nên dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa. Cũng có thể do chân của mẹ đã tiếp xúc với thành phần hóa học nào đó mà không thích ứng được trong các sản phẩm gia dụng như: xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau nhà, sữa tắm… nên đã mẩn ngứa để phản ứng lại.
Một nguyên ngân khác khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân cũng có thể là do mẹ bị viêm nang lông, đến khi mang thai, do sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể nên mẹ mới bị phát ra và ngứa. Những nốt mẩn khi bị viêm nang lông sẽ mẩn đỏ dần lên, nếu mẹ gãi nhiều sẽ bị bung ra và rỉ nước.
Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở ngón chân có nguy hiểm không?
Dùng tay gãi là việc mà nổi mụn nước ở chân thường làm đầu tiên để giải thoát cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên hành động này lại phản khoa học; và vô tình làm tổn thương da. Làn da mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng khi các mụn nước vỡ ra; tình trạng ngứa ngày càng nặng.

Nhiều mẹ bầu nổi mụn nước thường nghĩ là bình thường. Tuy nhiên, đây lại là mầm mống báo hiệu một số triệu chứng bệnh da liễu nguy hiểm như sau:
Bà bầu bị nổi mụn nước ở chân do chứng rôm sảy
Nghe có vẻ lạ nhưng trên thực tế vẫn có những mẹ bầu bị rôm sảy trong thai kỳ. Triệu chứng đặc trưng mà bạn cần lưu ý là một số vùng da trên cơ thể nổi những nốt mụn nước li ti kèm theo tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.
Chứng viêm nang lông làm nổi mụn nước ngứa ngáy ở bà bầu
Dấu hiệu thường gặp là mụn nước kèm theo mủ ở nang lông, mụn mọc nhiều ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng… 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm dễ xuất chứng viêm nang lông.
Bà bầu bị bệnh viêm da bọng nước gây nổi mụn nước ngứa ở chân
Các mẹ bầu cần lưu ý, khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… gây ngứa và khó chịu.
Cách chữa bà bầu bị nổi mụn nước ở chân cho bằng nha đam
Thực tế cho thấy, nha đam có tác dụng hiệu quả trong trường hợp nổi mụn nước ở chân. Chất dịch chiết xuất từ phần nhựa trong của nha đam chứa hàm lượng cao axit folic; vitamin B, kẽm, magie cùng tinh chất kháng khuẩn giúp loại bỏ tình trạng nổi mụn nước; xoa dịu các tổn thương do mụn để lại.

Nguyên liệu cần có:
- Lá nha đam
- Chanh tươi.
Cách tiến hành:
– Sử dụng 1/4 lá nha đam tách bỏ phần vỏ để lấy phần gel trong suốt. Đem bỏ phần gel vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
– Chanh tươi đem vắt chỉ 1 đến 2 giọt; hoặc có thể cắt một lát mỏng bỏ vào máy xay chung với nha đam.
– Bỏ hỗn hợp vào lọ đóng nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
– Dùng hỗn hợp này thoa vào vùng nổi mụn nước và ngứa hàng ngày; vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm giảm nhanh các nốt mụn.
– Để hỗn hợp trên da khoảng 15 đến 20 phút, sau đó mẹ bầu tắm lại bằng nước ấm.
Duy trì cách trị trên da đơn giản bằng nha đam này sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh; không còn lo lắng. Ngoài cách trên, dùng gel trong suốt của nha đam bôi trực tiếp lên các vết mụn cũng đẩy lùi rõ rệt tình trạng chân tay nổi mụn nước ngứa chỉ từ 2 đến 6 tuần. Nha đam được ví như vị cứu tinh được thiên nhiên ban tặng.
Cách chữa ngứa nổi mụn nước ngứa ở chân cho bà bầu bằng muối biển
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh được môi trường bazơ mạnh mà muối biển tạo ra có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn gây tắc nang lông. Nhờ đó mà nước muối biển phát huy công dụng rất tốt khi trị bệnh nổi mụn nước. Bên cạnh đó, muối biển còn cân bằng độ pH cho da, chống nhờn.

Cách sử dụng:
- Mẹ bầu nên dùng dung dịch nước muối biển pha loãng để tắm để ngăn ngừa và chữa trị nổi mụn nước trên da. Khi tắm, mẹ bầu cho thêm một vài giọt tinh dầu dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho da thêm khỏe.
- Trước khi tắm bằng nước muối pha loãng; mẹ bầu hãy tắm qua một lần cho sạch hết bụi bẩn để nước muối thẩm thấu sâu vào vùng mụn nước. Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước muối rồi lau nhẹ khắp cơ thể; đặc biệt là vùng lưng, ngực, chân tay nổi mụn nước ngứa nhiều.
Để vùng da nổi mụn nước ngứa không bị kích ứng; trước khi tắm mẹ bầu nên thử bôi một ít dung dịch muối loãng vào vùng da dưới nách. Nếu không thấy mẩn đỏ hoặc đau rát thì bà bầu bị nổi mụn nước hoàn toàn có thể dùng muối biển để chữa bệnh lý này.
Cách chữa ngứa nổi mụn nước cho bà bầu bằng giấm táo
Dùng giấm táo có thể loại trừ bớt lượng dầu nhờn dư thừa do da tiết quá nhiều nhờ axit alpha hydroxy và enzyme tự nhiên sẵn chứa trong đó. Từ đó, lỗ chân lông được thông thoáng; tác nhân gây ngứa nổi mụn nước được triệt tiêu.

Cách sử dụng:
Mẹ bầu pha giấm táo vào nước tinh khiết theo tỷ lệ 1:3. Sau khi khuấy đều dung dịch, mẹ bầu dùng bông gạc y tế để tẩm dung dịch rồi lau nhẹ trên vùng da nổi mụn nước. Giấm táo hoàn toàn lành tính và không gây kích ứng với làn da của bà bầu bị nổi mụn nước.
Bà bầu nên làm gì khi bị ngứa nổi mụn nước?
– Khi ngứa ngáy, gãi là điều đầu tiên mà các mẹ thường làm. Tuy nhiên, việc gãi hoàn toàn không có tác dụng làm đỡ ngứa mà còn khiến các mụn nước bị vỡ và tổn thương, dễ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng và tình trạng ngứa sẽ ngày càng nặng hơn.
– Để giảm việc mụn nước bị vỡ cũng như hạn chế việc ngứa ngáy, mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật vì sẽ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.
– Mẹ cũng cần tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như kem dưỡng da, mỹ phẩm…
– Nếu thấy ngứa ngáy không chịu được mẹ có thể đi tắm nước mát, tắm bằng vòi hoa sen, nhưng không nên tắm quá lâu.
– Mẹ có thể dùng lá trà xanh nấu nước để rửa những nốt mụn nước để hạn chế bị nhiễm trùng và phần nào làm dịu cơn ngứa.
– Nếu tình trạng nổi mụn ngày càng trầm trọng hơn, cơn ngứa cũng xuất hiện nhiều hơn thì tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Nếu bạn áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì hãy Liên hệ bác sĩ Thi sẽ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất
Tham khảo thêm
- Trẻ bị ngứa chân phải làm sao? Các cách điều trị an toàn cho bé.
- [Gợi ý] 3+ cách trị hà ăn chân bằng phương pháp dân gian?
- [9+] Cách chữa Bé bị tróc móng tay mà không gây tác dụng phụ với bé